ClockThứ Bảy, 19/03/2022 08:16

Hướng dẫn vị trí việc làm, định mức giáo viên trường mầm non công lập

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Chất lượng cao & con đường định sẵn - Kỳ 2: Hướng đi nào cho Trường THCS Nguyễn Tri Phương?Quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chứcCơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sắp tốt nghiệp

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, việc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; bảo đảm đủ định mức số lượng người làm việc theo quy định để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Dự thảo nêu rõ, Danh mục vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm non gồm:

Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng trường; Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng.

Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, gồm: Giáo viên mầm non (hạng III, hạng II, hạng I); Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong cơ sở giáo dục mầm non thuộc danh mục do Bộ Nội vụ ban hành, bao gồm các vị trí: Kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ.

Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ sở giáo dục mầm non thuộc danh mục do Bộ Nội vụ ban hành, bao gồm các vị trí: Tư vấn tâm lý trẻ, bảo vệ, tạp vụ, nấu ăn.

Định mức số lượng người làm việc

Đối với nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non có 01 chủ tịch hội đồng trường; mỗi cơ sở giáo dục mầm non có 01 hiệu trưởng; số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Định mức đối với vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành như sau:

Đối với nhóm trẻ: 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, được bố trí 2,5 giáo viên/nhóm trẻ.

Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: 25 trẻ em/lớp từ 3- 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4-5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 - 6 tuổi, được bố trí 2,2 giáo viên/lớp.

Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định nêu trên thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:

Đối với nhóm trẻ: Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi; 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi; 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi được bố trí 1,0 giáo viên;

Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: Cứ 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi; 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi; 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi thì được bố trí 1,0 giáo viên.

Các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí 02 người để thực hiện nhiệm vụ của các vị trí kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui

TIN MỚI

Khám phá cv xin việc chất lượngMẫu CV được NTD ưa thích
Return to top