ClockThứ Sáu, 21/07/2023 14:58

Sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

TTH - Sau 3 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, những bộ sách giáo khoa (SGK) mới đã góp phần nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi trong dạy và học.

Món quà từ sách giáo khoaNhà xuất bản Giáo dục công bố giá sách giáo khoa mới lớp 4, 8, 11Tự chủ giáo dục đại học, đổi mới chương trình, sách giáo khoa cần mang tính chiến lược

leftcenterrightdel
 Chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học mới

Tăng tương tác trong giảng dạy

Từ năm học 2020-2021, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018). Chương trình đã được áp dụng với lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10. Tháng 9 năm nay, chương trình áp dụng với khối 4, 8, 11 và đến năm 2025, tất cả khối lớp sẽ học theo chương trình mới. Lộ trình thay sách cuốn chiếu cũng được thực hiện song song, với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, bỏ độc quyền xuất bản.

Theo đánh giá của nhiều giáo viên, SGK mới vừa thuận lợi trong dạy và học vừa giúp học sinh dễ tiếp nhận kiến thức. Nếu SGK cũ kênh chữ nhiều, kênh hình ít, in ấn chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn người học… thì SGK mới đã đáp ứng tốt yêu cầu mà chương trình mới đưa ra về tổng thể. Kênh hình phát triển cũng giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, có thể tìm kiếm các tư liệu, ngữ liệu để bài giảng phong phú, phù hợp hơn.

Thầy giáo Đoàn Văn Toản, giáo viên môn toán Trường THCS Vinh An, Phú Vang cho rằng, việc chuyển đổi sang SGK mới giúp học sinh và giáo viên có cơ hội tiếp cận những kiến thức mới được cập nhật theo những tri thức khoa học và thực tiễn mới nhất. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm bắt các kiến thức mới và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. “SGK mới thường hỗ trợ giáo viên cung cấp các hoạt động thực hành, ví dụ minh họa, bài tập thảo luận và bài giảng trực quan. Điều này giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường tính tương tác và hấp dẫn trong quá trình giảng dạy”, thầy Toản nói.

Cô Hồ Thị Phi Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phước Vĩnh cho hay, SGK mới hay hơn SGK cũ. Việc áp dụng chương trình và SGK mới ở Trường tiểu học Phước Vĩnh khá thuận lợi. Nhà trường được tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị khá đầy đủ phục vụ cho công tác dạy học. Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình đổi mới SGK nên có ý thức học hỏi. Tất cả các giáo viên đều được tham gia tập huấn, vận dụng khá linh hoạt vào thực tế giảng dạy.

leftcenterrightdel
Sách giáo khoa mới tăng tính tương tác và hấp dẫn với học sinh 

Phù hợp với học sinh

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh được tiến hành theo đúng quy định. Sau 3 năm triển khai chương trình GDPT 2018, những bộ SGK mới đã góp phần nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi trong dạy và học.

UBND tỉnh đã phê duyệt SGK lớp 2, 3, 6, 7, 10 trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ, thời gian phục vụ cho năm học mới. Năm nay, UBND tỉnh cũng vừa ban hành các quyết định về việc phê duyệt danh mục SGK lớp 4, lớp 8 và lớp 11 sử dụng từ năm học 2023-2024. Công tác triển khai lựa chọn SGK được tiến hành nghiêm túc, công khai và minh bạch theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Các trường thành lập hội đồng chọn SGK theo hướng dẫn và tiêu chí đã đề ra.

Đánh giá về SGK, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, về chất lượng, nội dung sách giáo khoa GDPT 2018 phù hợp với đối tượng học sinh. Các hoạt động được thiết kế khoa học giúp người học hình thành các năng lực phẩm chất, đạt mục tiêu của chương trình. Kênh hình, kênh chữ trong SGK được thiết kế phù hợp, đẹp mắt, góp phần tạo sự hứng thú, thu hút học sinh tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng, phát triển năng lực phẩm chất.

Việc phát hành SGK và tài liệu tham khảo trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu của học sinh. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD&ĐT tổng hợp và cung cấp đầy đủ số lượng học sinh, nhu cầu các trường để phối hợp với các nhà xuất bản chủ động in ấn, phát hành ra thị trường để phụ huynh học sinh mua sắm, đảm bảo cho việc học tập của con em. Sở GD&ĐT cũng công khai thông tin về nhà cung ứng SGK trên địa bàn tỉnh cho các trường học, để các đơn vị chủ động hướng dẫn phụ huynh trong việc mua SGK cho học sinh.

Tuy nhiên, việc thực hiện chọn SGK theo Thông tư 25 của Bộ GD&ĐT còn gặp một số khó khăn. Ông Tân cho biết: “Có sự chồng chéo trong việc lựa chọn SGK giữa nhà trường và Sở GD&ĐT. Trong trường hợp SGK được trường lựa chọn không nằm trong danh mục các sách do hội đồng chọn sách của Sở GD&ĐT chọn, thì trường phải tổ chức chọn lại, gây mất thời gian”.

Thứ nữa, Bộ GD&ĐT ban hành danh mục SGK hằng năm diễn ra nhiều đợt. Thời gian ban hành danh mục gần với thời gian làm việc hằng năm của các hội đồng lựa chọn cấp tỉnh nên gây khó khăn trong việc tổ chức lựa chọn SGK ở các cơ sở giáo dục phổ thông. Việc cung ứng mẫu phục vụ cho lựa chọn SGK cũng chưa đầy đủ.

Vẫn còn nhiều đầu sách trong một bậc học và giữa các bậc học chưa tạo được sự liên thông trong quá trình giảng dạy và kế thừa SGK giữa các thành viên trong độ tuổi đi học của một gia đình.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

TIN MỚI

Return to top