ClockThứ Sáu, 07/10/2022 20:47

Phát triển ngôn ngữ viết cho 190 học sinh tiểu học Cơ tu, Pa Kô và Tà ôi

TTH.VN - Chiều 7/10, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết 5 năm triển khai dự án thí điểm phát triển ngôn ngữ viết Cơ Tu và 3 năm thí điểm phát triển ngôn ngữ viết Pa Kô, Tà Ôi cho gần 190 học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tại 6 trường tiểu học huyện Nam Đông và A Lưới.

Dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc: Cái khó ló cái khônGặp khó khi học ngôn ngữ thứ baDạy song ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số

Giờ học của học sinh tiểu học huyện Nam Đông 

Thuận lợi trong quá trình triển khai dự án là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy là người dân tộc biết tiếng Cơ tu, Pa Kô, Tà Ôi và có kinh nghiệm trong dạy học, gần gũi và hiểu biết về văn hóa, tập quán của đồng bào tại địa phương đang công tác. Giáo viên và cán bộ quản lý tham gia giảng dạy được tập huấn kỹ năng và phương dạy ngôn ngữ viết tiếng  Cơ tu, Pa Kô, Tà Ôi.

Học sinh được chọn tham gia dự án là  học sinh đã biết nói tiếng Cơ Tu, Pa Kô, Tà Ôi (tiếng mẹ đẻ) và đã biết đọc, viết Tiếng Việt. Các trường được chọn tham gia dự án có 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Trang thiết bị dạy học, tài liệu học tập và kinh phí hoạt động được cấp đầy đủ theo thỏa thuận của Dự án.

Hội nghị đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình triển khai: Dạy ngôn ngữ viết tiếng dân tộc là nội dung mới đối với giáo viên và đặc biệt là với học sinh người dân tộc nên chưa có tài liệu và kinh nghiệm giảng dạy. Sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh còn gặp khó khăn do phụ huynh là đồng  bào dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn và còn rào cản về ngôn ngữ giao tiếp.

Sự quan tâm, chăm sóc con em, học tập của cha mẹ học sinh chưa nhiều. Một số từ, cách phát âm người dân tộc của  địa phương huyện Nam Đông khác cách phát âm của người dân tộc của địa phương A Lưới, hoặc ở mỗi xã có khác nhau.

Cách phát âm nhiều từ của người dân tộc Cơ Tu A Lưới khác với âm chuẩn trong tài liệu dạy học, nhiều từ của ngôn ngữ Cơ Tu đã bị “lai” từ ngôn ngữ Pa Cô nên trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh còn lúng túng. Đa số học sinh đã quen cách ghép âm vần tiếng Việt nên trong quá trình viết chữ Cơ Tu còn sai sót.

Từ năm học 2021-2022, số học sinh tham gia học ngôn ngữ viết Cơ Tu đã hoàn thành chương trình Tiểu học chuyển lên học trường THCS nên khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu, công tác vận động học sinh dẫn đến tỉ lệ chuyên cần nhiều buổi học chưa đảm bảo.

Tin, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“David Nộp” chàng trai Tà Ôi viết rap

Từ những clip có nội dung mang tính giải trí, quảng cáo cho sản phẩm để kiếm sống ở phố thị những ngày đầu “bỏ rừng xuống phố”, đến nay cái tên “David Nộp” đã xuất hiện một cách “mặc định” trên không gian mạng, thu hút được sự yêu thích của giới trẻ Cố đô và ngày càng lan tỏa trong giới trẻ cả nước.

“David Nộp” chàng trai Tà Ôi viết rap
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top