ClockThứ Năm, 09/05/2019 10:19

Sắp xếp lại các trường ĐH: Giải thể một trường đại học yếu kém không dễ!

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho rằng, giải thể một trường đại học yếu kém không dễ vì phải chứng minh được trường đó yếu kém như thế nào?

Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH: Sắp xếp lại chương trình như thế nào?Lỗ hổng trong liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệpLàm quen với bài thi đánh giá năng lựcĐiều chỉnh chương trình phù hợp để giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học

Góp ý về việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề án, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, về lâu dài, Bộ GD&ĐT không thể bao quát một hệ thống gồm quá nhiều trường ĐH,CĐ như hiện nay. Nhưng nếu Bộ muốn quy hoạch, sáp nhập, hợp nhất, giải thể trường ĐH công lập hiện nay thì cần phải có lộ trình và bước đi cụ thể vì trước đây đã có nhiều dự án Quy hoạch trình Chính phủ về vấn đề này nhưng chưa thực hiện được.

Hơn nữa, đây là một công việc cực kỳ quan trọng có tác dụng quyết định đến sự phát triển giáo dục, là cơ hội để thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục một cách cơ bản hòa nhập dần vào cộng đồng đại học thế giới.

Việc sắp xếp này có tác dụng lâu dài, lại động chạm đến đông đảo đội ngũ cán bộ giáo dục nên phải cân nhắc kỹ và chọn phương án tối ưu.

Quy hoạch sắp xếp lại các trường đại học phải thận trọng và có lộ trình bài bản, phương án tối ưu.

Phải có căn cứ thì mới giải thể được trường yếu kém

Theo TS Khuyến, khi thực hiện quy hoạch các trường đại học công lập thì phải có đủ chủng loại đại học để đáp ứng về nhu cầu nhân lực đa dạng, ở các cấp độ khác nhau từ tầm quốc tế, tầm quốc gia, tầm vùng và tầm địa phương. Chứ như vừa qua, diễn ra tình trạng ghép một số trường đại học, sẽ không ăn nhập gì cả.

TS Khuyến cho rằng, khi sắp xếp các trường thì phải dựa vào điều kiện cụ thể, chứ tự dưng nói xếp trường yếu vào trường mạnh là không ổn. Bộ phải giải thích thế nào nếu gọi trường đại học này là yếu kém; thế nào là trường mạnh.

Ví dụ, những trường địa phương sáp nhập vào trường ĐH Quốc gia do yếu kém nhưng mỗi trường có một xứ mệnh khác nhau; trường địa phương đào tạo nhân lực cho địa phương còn ĐH Quốc gia đào tạo vươn tầm quốc tế. Đội ngũ giảng viên của 2 trường khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau, không thể ngồi chung với nhau được.

Do đó, sắp xếp trường đại học phải có nguyên tắc cụ thể, không thể nói  giải thể một trường đại học yếu kém ngay được, căn cứ nào để bảo trường đó yếu kém?

Tất cả phải qua kiểm định. Bởi hiện nay, khi kiểm định 1 trường đại học,  trường đó yếu thì người ta sẽ không giải thể ngay mà kiểm định sẽ yêu cầu dừng các chương trình đào tạo kém lại để củng cố và cho thời gian dự phòng, khắc phục, nếu không khắc phục được mới tính đến giải thể.

“Sắp xếp trường đại học phải có lộ trình đi thích hợp, phụ thuộc vào xứ mệnh của từng trường, không nên ghép kiểu cơ học mà phải tổ chức lại thành trường đa lĩnh vực. Chứ không ghép các trường lại thành trường lớn nhưng lại không chất lượng.

Bên cạnh đó, các trường ghép lại phải cùng đẳng cấp với nhau chứ không phải trường mạnh, trường yếu. Nếu ghép các trường cùng một lĩnh vực thì sẽ mất đoàn kết. Nguyên tắc sắp xếp trường mà không làm rõ thì “lợi bất cập hại” – TS Khuyến chia sẻ.

Không nên gây xáo trộn đột ngột

TS Lê Viết Khuyến cho biết, trước đây đã có đề án sắp xếp lại các trường đại học trình lên Chính phủ từ thời Bộ trưởng Trần Hồng Quân.

Lúc đó, đề án đã đặt ra mục tiêu, khi sắp xếp lại các trường đại học phải đạt các mục tiêu đảm bảo hợp lý về số đầu mối và quy mô của cơ sở đào tạo để tăng hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất.

Mạng lưới và hệ thống pháp quy kèm theo phải tạo được mối quan hệ ràng buộc giữa các cơ sở đào tạo với nhau nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo.

Mạng lưới phải tạo thuận lợi để đảm bảo các trường gắn liền với xã hội, bám sát các đại bàn phục vụ, gắn bó với các cộng đồng dân cư; phải tạo điều kiện để thực hiện tốt phân cấp quản lý, vừa đảm bảo hiệu lực của QLNN, vừa phát huy được tính năng động của cơ sở; phải xây dựng được một mạng lưới đủ hợp lý để có thể phát triển trong nhiều thập kỷ tới.

 TS Khuyến cho rằng, Bộ GD&ĐT phải đưa ra bước đệm 3 – 5 năm để chuyển dần cấu trúc trường khi quy hoạch sang mô hình hiện đại nhằm không gây xáo trộn quá đột ngột về tổ chức và nhân sự ở các trường, giữ được ổn định về chính trị.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Phong Điền:
Dự ước có 9/12 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề ra

Ngày 13/12, Hội đồng Nhân dân (HĐND) huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp thứ 9, khóa VII nhiệm kỳ 2021-2026, nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, đề ra nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Đồng thời xem xét, quyết định các nội dung quan trọng đang đặt ra ở địa phương.

Dự ước có 9 12 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề ra
Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương

Tại Công văn số 21-CV/BCĐ ngày 5/12/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW yêu cầu các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án: Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024)…

Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả

Chiều tối 30/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc và Lê Thành Long; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
Return to top