ClockThứ Ba, 31/10/2023 09:56

Sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”

TTH.VN - Hiệp hội Eurasia (ELI) sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc” sau khi được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát hành giáo trình đào tạo giáo viên thực hiện xây dựng “Trường học hạnh phúc” và tham gia phát triển các chỉ số đo lường mới trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

“Lớp học hạnh phúc” tại Huế trong tương lai

Học sinh Trường THPT Cao Thắng tham gia hoạt động chú tâm, nhận diện và gọi tên cảm xúc- Một hoạt động thú vị và bổ ích sau giờ học

Trong buổi làm việc, gặp gỡ mới đây với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), GS. Hà Vĩnh Thọ, Chủ tịch Học viện Eurasia về Hạnh phúc và An sinh và lãnh đạo Sở GD&ĐT đã thảo luận về những thành tựu đã đạt được của Chương trình “Trường học hạnh phúc” tại Huế cũng như những bước đi tiếp theo của chương trình. Thời gian qua, Hiệp hội Eurasia đã có những hỗ trợ thiết thực cho ngành GD&ĐT Thừa Thiên Huế, đặc biệt đối với công tác giáo dục cho học sinh khuyết tật, xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” gắn với những giá trị truyền thống đặc trưng của con người xứ Huế.

Nhiều năm qua, GS. Hà Vĩnh Thọ và các cộng sự đã triển khai đào tạo chuyên môn cho giáo viên về giáo dục đặc biệt tại Thừa Thiên Huế, mới nhất là những khóa tập huấn “Trường học hạnh phúc” vừa kết thúc thí điểm sau 4 năm lan tỏa ở các trường phổ thông tại Huế.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương của cả nước thụ hưởng chương trình của dự án “Trường học hạnh phúc”. Từ năm 2018, dự án được ELI, Trường đại học Sư phạm Huế và Sở GD&ĐT triển khai, đến nay đã có hơn 181 giáo viên và hơn 4.100 học sinh của 9 trường học được thụ hưởng chương trình.

Mong muốn của Sở GD&ĐT là thời gian tới, Hiệp hội ELI tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho ngành GD&ĐT Thừa Thiên Huế nhân rộng và lan tỏa những giá trị của mô hình “Trường học hạnh phúc” trong toàn tỉnh. Đây là một khung chương trình giáo dục chú trọng cảm xúc của trẻ, với việc tạo môi trường học đường vui vẻ và quan tâm đến những vấn đề của cộng đồng, môi trường...

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Sáu tháng đầu năm nay, Hội Nông dân (HND) tỉnh tích cực hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các chi, tổ HND nghề nghiệp để liên kết, tập hợp những nông dân có chung ngành nghề sản xuất. Thông qua hoạt động chi, tổ hội, các hội viên đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, đem lại thu nhập cao.

Nhân rộng các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp
Nhiều mô hình “Dân vận khéo” thiết thực

Những mô hình "Dân vận khéo", không những góp phần giúp các địa phương khó khăn, hộ nghèo vươn lên xây dựng đời sống mới mà còn tô thắm thêm nghĩa tình quân dân ngày càng bền chặt.

Nhiều mô hình “Dân vận khéo” thiết thực
Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
Hiệu quả từ mô hình sinh kế cộng đồng

Dự án (DA) nâng cao năng lực của phụ nữ trong xây dựng mô hình sinh kế bền vững dựa vào quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ở thượng nguồn sông A Sáp, thuộc huyện A Lưới với 10 mô hình kế cho 100 hộ dân đã thực sự mang lại hiệu quả bước đầu, khi bà con thu được nguồn lợi từ các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Hiệu quả từ mô hình sinh kế cộng đồng

TIN MỚI

Return to top