ClockThứ Bảy, 21/01/2023 07:18

Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia

TTH - Khép lại năm 2022 với nhiều thành tựu nổi bật, Đại học (ĐH) Huế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, tạo đột phá trong năm 2023 để xây dựng và phát triển ĐH Huế sớm trở thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Sinh viên Trường Du lịch - Đại học Huế tranh tài hùng biệnTrụ cột là xây và giữ nguồn lực đội ngũ - kỳ 2: Không chỉ xây mới mà cần phải giữNhiều vấn đề mới trong nghiên cứu khoa học được quan tâm

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ cho GS.TS. Cao Ngọc Thành và 6 đồng tác giả của cụm công trình

Thành công với nhiều dấu ấn

Cuối năm 2022, ĐH Huế liên tiếp mang về tin vui khi được tặng thưởng nhiều giải thưởng lớn. Ở lĩnh vực y học, nhóm tác giả cụm công trình “Tối ưu hóa công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở vùng có nguồn lực hạn chế: Từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng” của Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế vinh dự được đón nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Đây là niềm vui rất lớn bởi lần đầu tiên một cụm công trình của Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế đón nhận giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam.

Cùng với tin vui từ Trường ĐH Y - Dược, nhà khoa học Trường ĐH Nông Lâm - PGS.TS. Phan Thị Phương Nhi, Phó Trưởng khoa Nông học cũng được Chương trình L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học tổ chức trao giải thưởng cho nhà khoa học nữ tài năng của Việt Nam. Giải thưởng này được trao cho nhà khoa học có những nghiên cứu có ý nghĩa khoa học quan trọng, góp phần cải thiện và thay đổi cuộc sống của cộng đồng và giúp họ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê với nghiên cứu khoa học. Năm nay, chỉ có 3 nhà khoa học nữ tài năng của Việt Nam được trao giải thưởng. Chừng đó đủ để minh chứng cho những thành công của đội ngũ nghiên cứu từ ĐH Huế và các đơn vị thành viên.

Không chỉ có thành công từ các giảng viên, nhà nghiên cứu, nhiều sinh viên của ĐH Huế cũng gặt hái thành tích ở các cuộc thi lớn trong nước. Năm nay, các sinh viên đội thi từ Trường ĐH Luật đã giành được giải nhì chung cuộc giải thưởng khoa học công nghệ dành cho sinh viên năm 2022. Còn tại Trường ĐH Khoa học, hàng loạt cá nhân bước lên bục thành tích tại kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam và kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực châu Á, trong đó ấn tượng nhất là tấm huy chương đồng ICPC quốc tế.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế nhấn mạnh, năm 2022 cũng là năm đánh dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển ĐH Huế. ĐH Huế lần đầu tiên có tên trong danh sách xếp hạng chính thức bảng xếp hạng ĐH thế giới uy tín Times Higher Education năm 2023 (tháng 10/2022) và tiến lên vị trí 351-400 châu Á, xếp thứ 61 khu vực Đông Nam Á và thứ 6 Việt Nam theo xếp hạng ĐH châu Á 2023, do tổ chức QS công bố (tháng 11/2022). Đây là một bước tiến vượt bậc, rút ngắn khoảng cách tốp 300 các trường ĐH hàng đầu châu Á như tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Tạo đột phá để phát triển

Hành trình vươn mình phát triển thành ĐH Quốc gia có nhiều thuận lợi, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn. Và theo PGS.TS. Lê Anh Phương, ĐH Huế luôn tìm mọi giải pháp khắc phục khó khăn, quyết tâm biến những ý tưởng thành những chủ trương, kế hoạch hành động cụ thể để ĐH Huế đạt được những thành tựu mới. Trong năm mới 2023, ĐH Huế tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện Đề án phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ.

Theo lãnh đạo ĐH Huế, hàng loạt giải pháp đã được ĐH Huế đặt ra và tập trung thực hiện, để tạo đột phá phát triển. ĐH Huế đang và sẽ đẩy mạnh thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, thu hút và giữ chân người tài. Hiện, các đơn vị chức năng của ĐH Huế cũng đang tiếp tục xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, tiên tiến, tài năng, đạt chuẩn quốc tế; tăng cường kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - trường ĐH để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

ĐH Huế đẩy mạnh hợp tác chiến lược với các đối tác truyền thống châu Á và các đối tác chiến lược châu Âu thông qua các dự án nâng cao năng lực của khối Cộng đồng chung châu Âu, từ đó nắm bắt và tạo ra những cơ hội hợp tác trên tất cả các mặt, nâng cao uy tín, thương hiệu và tranh thủ các nguồn lực, cơ hội để vươn mình.

Củng cố và nâng vị thế xếp hạng, ĐH Huế tiếp tục có những đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ và công tác xếp hạng ĐH. Những chính sách hỗ trợ và động viên giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, tăng các công bố quốc tế và trích dẫn, có chương trình hợp tác quốc tế thu hút các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, đồng nghiên cứu và trao đổi chuyên môn cùng những chế độ đãi ngộ nhân tài sẽ giúp các mục tiêu của ĐH Huế sớm trở thành hiện thực.

Bài: Hữu Phúc

Ảnh: Trường ĐHYD Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đột phá trong giai đoạn mới

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Đột phá trong giai đoạn mới
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

TIN MỚI

Học đại học du lịch Đại học Duy Tân
Return to top