ClockThứ Bảy, 09/09/2023 07:31

Thêm giải pháp để giảng dạy lý luận chính trị hiệu quả

TTH - Lý luận chính trị (LLCT) là môn học mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa, tính Đảng và tính khoa học rất cao, nên việc giảng dạy cần có sự đổi mới liên tục để người học tiếp thu một cách chủ động.

Giảng dạy lý luận chính trị hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng40 học viên được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy lý luận chính trị tích cực

 Một tiết học của sinh viên đại học

Thách thức mới của giảng dạy lý luận

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các môn LLCT được giảng dạy ở bậc đại học bao gồm: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Học tập LLCT có ý nghĩa quan trọng bởi đây là những môn học cơ bản trong nội dung, chương trình đào tạo; có chức năng trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, không chỉ giúp người học có được khối lượng tri thức tổng hợp, toàn diện, mà còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển năng lực chính trị, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống.

ThS. Nguyễn Thị Phương, Khoa Lý luận chính trị, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế cho hay, không gian mạng đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích. Tuy nhiên, do có tính mở, tự do, đa dạng, mạng xã hội nhiều khi bị xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo. Vì vậy, không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của mỗi dân tộc. Việc đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, trọng yếu; đòi hỏi mọi người xây dựng cho mình bản lĩnh, trách nhiệm, đặc biệt là thế hệ trẻ như sinh viên.

 Sinh viên Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế tham gia trong một hoạt động chuyên môn của trường

Đại diện Khoa Lý luận chính trị, Trường đại học Khoa học nêu dẫn chứng, khi vào không gian mạng, không khó để bắt gặp những website, blog, facebook… đăng tải thông tin xuyên tạc về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa và kích động chống đối. Thậm chí nhiều tổ chức núp dưới danh nghĩa: “Tuổi trẻ yêu nước”, “Bảo vệ nhân quyền”, “Vì biển đảo Việt Nam”... để qua đó móc nối, tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là trước những sự kiện, vấn đề nhạy cảm.

Trước những tác động của mạng xã hội, công nghệ thông tin dẫn đến suy nghĩ lệch lạc. Trong số đó, có nhiều sinh viên dễ bị dẫn dắt theo ngược lại mục tiêu, lý tưởng của Đảng, do thiếu bản lĩnh, dễ dao động, nhận thức mơ hồ.

Ngoài thách thức của không gian mạng, công tác giảng dạy các môn LLCT còn gặp phải những hạn chế khiến môn LLCT không được nhiều sinh viên thích thú. Đó là nội dung, chương trình các môn LLCT còn nặng về lý luận, ít tính thực tiễn; việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở một số nhà trường còn chưa đồng đều; phương pháp của một số giảng viên còn nặng về chương trình, tham nội dung lý luận, dàn trải, chưa chú ý tới sự hứng thú, thái độ của người học; bài giảng của một số giảng viên chuẩn bị chưa sâu, thiếu sức thuyết phục trong giảng dạy, tính thực tiễn không cao…

Đề cao vai trò của người dạy

Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và các môn LLCT nói chung gắn liền với sự tồn vong của cả chế độ xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, người giảng viên cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình là cần bồi dưỡng niềm tin, nâng cao nhận thức cho sinh viên về nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là liều “vắc-xin” tạo nên “sức đề kháng” đề giúp sinh viên vô hiệu hóa mọi thủ đoạn công kích, phá hoại của kẻ thù trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Lý luận chính trị Trường đại học Khoa học, Đại học Huế, nâng cao nhận thức của sinh viên trong các trường đại học phải là kết quả tổng hợp của nhiều thành tố. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chuẩn mực của các thang bậc giá trị, sự đúng mực của dư luận,... trong đó đặc biệt quan trọng là qua các môn học LLCT từ trong môi trường đại học. Trong nhiều giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên, qua đó bảo vệ nền tảng của Đảng là việc giảng dạy cần hiệu quả hơn.

Để giảng dạy tốt các môn LLCT, đòi hỏi giảng viên phải có nhãn quan chính trị sắc bén, lập trường tư tưởng vững vàng, am tường kiến thức chuyên ngành và liên ngành; đồng thời, phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong cả nội dung và phương pháp giảng dạy.

TS. Lê Văn Thuật, Khoa Lý luận chính trị, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế cho rằng, đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT là giải pháp quan trọng hàng đầu, vì tư duy là nơi khởi đầu cho tất cả mọi hành động và do đó nó quyết định đến kết quả đúng - sai, thành - bại trong từng hành động của con người.

Một giải pháp khác để giúp việc dạy và học LLCT hiệu quả hơn là nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên. Cùng với đó, các cơ sở cần hướng đến môi trường giáo dục “nhà trường - gia đình - xã hội” tạo nền tảng để rèn luyện, giáo dục sinh viên về cả đức lẫn tài. Trong đó, nhà trường sẽ là nơi đào tạo tri thức và giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhận diện rõ âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

TIN MỚI

Return to top