ClockThứ Hai, 17/02/2020 06:15

Thêm nhóm nghiên cứu mạnh, thêm thành tựu quốc tế

TTH - Đại học (ĐH) Huế đang xây dựng trở thành ĐH Quốc gia, theo hướng nghiên cứu. Với việc ưu tiên, tập trung nhiều nguồn lực cho các nhóm nghiên cứu mạnh, ĐH Huế đang tạo được lực đẩy cho nghiên cứu khoa học (NCKH) và công bố quốc tế.

Sinh viên Đại học Huế sẽ đi học trở lại từ ngày 17/2Đại học Huế thông báo cho sinh viên nghỉ học đến hết ngày 23/2Chủ động ôn tập khi nghỉ học kéo dài

Nghiên cứu sinh Đặng Thanh Long (ngoài cùng, trái) cùng các cộng sự Viện CNSH ĐH Huế làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm phân tích

Góp sức tạo thành tựu

Đầu năm 2020, Cybermetrics Labs thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha vừa công bố bảng xếp hạng Webometrics lần thứ nhất năm 2020, đáng mừng là ĐH Huế đứng ở vị trí thứ 3.658 thế giới (tăng 105 bậc so với lần xếp hạng tháng 7/2019) và thứ 7 của Việt Nam (tăng 1 bậc so với lần xếp hạng 7/2019).

Trong số các tiêu chí xếp hạng, thứ hạng thế giới, tiêu chí “tính mở” của ĐH Huế tiếp tục cải thiện đáng kể, từ 5.041 (1/2019), 3.938 (7/2019) lên 3.621 (1/2020). Tiêu chí này liên quan đến số trích dẫn tính từ Google Scholar (cơ sở dữ liệu khoa học trực tuyến). Theo PGS.TS. Phạm Khắc Liệu, Phó Trưởng Ban Khoa học công nghệ và Quan hệ Quốc tế ĐH Huế, từ cuối tháng 5/2019, ĐH Huế đã có kế hoạch đẩy mạnh sự hiện diện của các nhà khoa học trên các cơ sở dữ liệu khoa học trực tuyến, trong đó có Google Scholar và số hồ sơ trên cơ sở dữ liệu khoa học này tăng từ 85 (5/2019) lên 131 (12/2019).

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế chia sẻ, khoa học công nghệ thời gian qua có những bước tiến đang kể, nhất là xuất bản quốc tế. Năm 2019, xuất bản quốc tế của ĐH Huế tăng khoảng 20% so với năm trước đó. Trên thực tế, để tăng xuất bản quốc tế, tăng bậc trên xếp hạng quốc tế, đội ngũ cán bộ, nhà khoa học của ĐH Huế phải đẩy mạnh các công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí uy tín quốc tế, nhất là các công trình trong danh mục ISI/SCOPUS…

Những thành tựu trên là minh chứng cho thấy sự đầu tư đúng hướng về NCKH, nhất là việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng trong lĩnh vực NCLKH.

TS. Trần Viết Nhân Hào, đại diện nhóm nghiên cứu mạnh về Vật lý hạt nhân ĐH Huế cho biết, trong năm 2019, nhóm đã có đến 7 công trình đăng tải trên các tạp chí uy tín quốc tế là ISI/SCOPUS. Sắp tới, sẽ có 1 công trình đăng trên tạp chí hàng đầu về vật lý hạt nhân của quốc tế (Physical Review C thuộc danh sách Q1, Impact Factor=3.1). “Nhóm tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề, trong đó sẽ giải quyết vấn đề thách thức nhất trong lĩnh vực phản ứng hạt nhân”, TS. Trần Viết Nhân Hào khẳng định.

Đại diện ĐH Huế cho biết, các nhóm nghiên cứu mạnh đang tập trung thực hiện các đề tài quan trọng, có tầm vóc với các hợp đồng đặt hàng NCKH từ ĐH Huế cùng các cấp. Trong đó, một số nhóm đã thực hiện đúng và sớm so với tiến độ đề ra.

Thúc đẩy nghiên cứu

Cùng với 7 nhóm nghiên cứu mạnh vừa được công nhận, đến nay ĐH Huế đã có 19 nhóm nghiên cứu mạnh. Theo đặt hàng của ĐH Huế về sản phẩm khoa học, nhóm khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, y dược sẽ công bố 6 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI hoặc SCOPUS, trong đó có ít nhất 3 bài thuộc danh mục ISI. Với nhóm khoa học xã hội và nhân văn, sẽ công bố 6 bài báo khoa học, trong đó có 3 bài trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI hoặc SCOPUS và 3 bài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có chỉ số ISBN (mã số chuẩn quốc tế). Từ những đặt hàng của ĐH Huế, chắc chắn thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mạnh công bố quốc tế.

Điểm đặc biệt là các nhóm nghiên cứu mạnh đều là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hướng chuyên môn sâu hoặc liên ngành, hoạt động NCKH và đào tạo đạt hiệu quả tốt, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ, đồng thời đủ năng lực để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trở lên. Ngoài ra, với định hướng ưu tiên cho những nghiên cứu có thể triển khai sản phẩm ra thực tế và có khả năng thương mại hóa sản phẩm, ĐH Huế dự kiến sẽ giải quyết vấn đề nguồn thu từ NCKH, nâng mức thu từ lĩnh vực này lên khoảng 15 - 20% trong vài năm tới.

ĐH Huế cũng đẩy mạnh nhiều chính sách thúc đẩy NCKH, từ cơ chế tài chính đến các ưu tiên trong xét duyệt đề tài. Ngoài ra, một số nhóm nghiên cứu mạnh cũng thông báo tuyển nghiên cứu sinh làm việc trong nhóm nghiên cứu mạnh bằng những hỗ trợ về học phí, lương để thu hút những người tài và thực sự có đam mê nghiên cứu góp sức cho hoạt động khoa học công nghệ.

PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học ĐH Huế, đại diện nhóm nghiên cứu mạnh của viện cho biết, sắp tới viện sẽ tuyển dụng 3 nghiên cứu viên có trình độ thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài và đã có các bài báo đăng tải trên các tạp chí uy tín của quốc tế cùng 4 giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên. Đội ngũ này sẽ tham gia vào công việc nghiên cứu và góp sức cùng nhóm nghiên cứu mạnh.

Thống kê của Ban Khoa học công  nghệ và Quan hệ quốc tế ĐH Huế cho biết, đến nay ĐH Huế có 19 nhóm nghiên cứu mạnh. Trong đó, Trường ĐH Nông lâm có 6 nhóm; Trường ĐH Khoa học 3 nhóm, Trường ĐH Sư phạm 3 nhóm; Trường ĐH Y dược 2 nhóm; Trường ĐH Ngoại ngữ 1 nhóm; Trường ĐH Kinh tế 1 nhóm; Viện Công nghệ sinh học ĐH Huế 1 nhóm; Cơ quan ĐH Huế 2 nhóm.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Return to top