ClockThứ Ba, 01/03/2022 13:45

Thích ứng và chủ động vượt khó

TTH - Không bị động bởi diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế thể hiện sự thích ứng và vượt khó để hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đề ra.

Giáo viên A Lưới về nhà hỗ trợ học sinhCần hơn nữa sự phối hợp giữa nhà trường và gia đìnhTạo điều kiện cho thí sinh chưa thể nhập họcDạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Học thể dục cũng đảm bảo công tác phòng, chống dịch

Thích ứng với dịch bệnh

Sau lễ khai giảng trực tiếp tại Trường THPT chuyên Quốc Học và từ đó, truyền hình trực tiếp đến toàn thể học sinh, giáo viên, nhân viên toàn ngành qua sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT), suốt cả học kỳ, dịch COVID-19 vẫn dai dẳng. Trong bối cảnh đó, các trường học ở Thừa Thiên Huế đã linh hoạt giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến, hoặc kết hợp đồng thời trực tiếp và trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh. Riêng bậc tiểu học tiếp tục ưu tiên dạy học trực tiếp.

Trong học kỳ I, sở phối hợp với TRT xây dựng 833 tiết dạy trên truyền hình và tiếp tục tổ chức sản xuất các tiết dạy truyền hình cho học kỳ II năm học 2021-2022; đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 tổ chức dạy học trực tuyến với các nội dung cốt lõi theo hướng dẫn tại Công văn số 3969/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2021 trong điều kiện ứng phó với dịch COVID-19.

Đo thân nhiệt cho học sinh trước khi vào lớp

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo cơ sở giáo dục mầm non kết nối zalo phối hợp cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà trong mùa dịch bằng các video, clip (toàn tỉnh đã có hơn 9 nghìn video); tổ chức hội thảo tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong tổ chức các hoạt động tại cơ sở giáo dục mầm non và chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một; tập huấn hướng dẫn giáo viên xây dựng, sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Con số trên 3.000 giáo viên và học sinh đến thời điểm cuối tháng 1/2022 là F0 cho thấy "nước đã vô nhà” và dịch COVID-19 đã trực ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế. Cùng với tổ chức dạy học trực tuyến và thông qua truyền hình, việc tổ chức học trực tiếp được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo 5K. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, ngành đã phối hợp với Sở Y tế và các địa phương tổ chức tiêm vắc-xin cho cán bộ, giáo viên (21.931 người, đạt tỷ lệ 98,81%) và học sinh từ 12 đến 18 tuổi (91.740 em, đạt tỷ lệ 97,84%).

Chủ động triển khai các chương trình

Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề, cùng với đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ lên lớp, ngành GD&ĐT chủ động triển khai các chương trình và mục tiêu tiêu lớn. Ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, ngành đã triển khai tốt Nghị quyết 05 - NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy về việc xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Bằng sự linh hoạt cần thiết, kỳ thi học sinh giỏi khối chuyên, khối trung học phổ thông được tổ chức tốt và đã công nhận 288 học sinh đạt giải học sinh giỏi khối chuyên (12 giải nhất); công nhận 1.027 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông và thi giải toán bằng máy tính cầm tay lớp 9 - trung học cơ sở, lớp 12 - trung học phổ thông, lớp 12 - giáo dục thường xuyên, năm học 2021-2022. Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, năm học 2021-2022 cũng được diễn ra đúng kế hoạch với 132 dự án tham gia và đã công nhận 68 giải, chọn 2 dự án tham cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cũng được đẩy mạnh; công tác tổ chức tập huấn trực tuyến được tăng cường hiệu quả; thực hiện chế độ báo cáo và quản lý thông tin kịp thời, thông suốt giữa các cấp quản lý giáo dục từ trường, phòng và sở; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá học sinh tiểu học; thực hiện số hóa các loại hồ sơ sổ sách; sử dụng các hệ thống thông tin quản lý, thống kê, báo cáo theo quy định của Bộ và Sở GD&ĐT.

Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học

Đánh kết quả dạy học và kiểm tra học kỳ I, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng, mặc dù dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức dạy học và các kế hoạch giáo dục trong nhà trường, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng, thích ứng kịp thời với mọi hoàn cảnh của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nên chất lượng giáo dục cơ bản đảm bảo, học sinh được cung cấp đầy đủ kiến thức theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT.

Cùng với tiếp tục chỉ đạo dạy học trực tiếp thích ứng an toàn với dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới, toàn ngành đang bám sát 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD&ĐT đã đề ra trong năm 2022 để chỉ đạo thực hiện gắn với tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy và Chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo ông Tân, vấn đề đặt ra trước mắt là các cơ sở giáo dục cần đánh giá cụ thể tình hình dịch để mạnh dạn ưu tiên bố trí thời gian dạy học trực tiếp; kết hợp tăng cường các giải pháp chủ động trong công tác phòng, chống dịch; ưu tiên thời gian dạy học chương trình chính khóa, phụ đạo bổ trợ kiến thức cho học sinh còn yếu do hậu quả dịch COVID-19; triển khai có lộ trình theo hướng thích nghi các hoạt động ngoại khóa, giáo dục trải nghiệm; trên cơ sở kết quả học kỳ I để có phương án vừa dạy học chương trình học kỳ II, vừa bổ sung kiến thức học kỳ I cho học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đề ra.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Return to top