ClockThứ Hai, 22/01/2024 06:23

Thỏa đam mê & phát triển toàn diện

TTH - Để tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học tập căng thẳng, các trường học đã hình thành nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB), từ CLB học thuật đến sở thích. Không chỉ thỏa niềm đam mê, rèn luyện các kỹ năng cơ bản, các CLB còn giúp học sinh hình thành năng lực, phẩm chất từ sớm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Ký kết hợp tác toàn diện giữa Agribank và Trường đại học Luật Đông Nam Á hiện đại hóa có chọn lọc để phát triển cởi mở, toàn diện và kiên cườngVì sự phát triển toàn diện của trẻ thơ

 Tiết mục biểu diễn của học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế tại Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2023

Thu hút học sinh

Trường THPT chuyên Quốc Học Huế hiện có 25 CLB. Ngoài các CLB học thuật, như toán, lý, hóa, sinh, các em học sinh còn thích thú tham gia các CLB văn hóa văn nghệ, như âm nhạc, mỹ thuật, boardgame; các CLB thể thao, như cầu lông, bóng bàn, bơi lội, bóng rổ… Dưới sự hỗ trợ của giáo viên, các CLB được thành lập, hoạt động theo nguyện vọng và nhu cầu của học sinh. Các em tự lên chương trình hoạt động, tổ chức các sự kiện để quảng bá cho CLB.

Các CLB học thuật là một nét đặc thù của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế trong những năm gần đây, tạo thêm nhiều cơ hội, môi trường để tập hợp học sinh yêu thích các hoạt động chuyên môn. Hoạt động của các CLB học thuật gắn liền với những nội dung gần gũi với học sinh, như: bảo vệ môi trường, tìm hiểu truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương, ngoại khóa văn học dân gian, tổ chức cuộc thi lập trình cho các bạn học sinh cấp 2 - 3 trên địa bàn thành phố, tổ chức cuộc thi Nguyệt Quế Đỏ tìm kiếm thí sinh Olympia cho nhà trường... Các CLB sở thích cũng thu hút nhiều học sinh tham gia. Từ đó, các em được thỏa đam mê và phát triển năng khiếu bản thân. Huỳnh Lê Anh Thư, thành viên CLB Âm nhạc chia sẻ: “Tham gia CLB là cách để em theo đuổi niềm đam mê ca hát, giải tỏa áp lực sau những giờ học căng thẳng”.

Cô giáo Dương Thị Quỳnh Châu, Bí thư Đoàn Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cho biết, ngoài các CLB học thuật, sự đa dạng mô hình CLB từ kỹ năng đến văn nghệ, thể dục thể thao đã thể hiện sự chuyển động hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Học sinh không chỉ có những trải nghiệm đáng nhớ mà còn giúp các em phát huy các kỹ năng xã hội và học được những điều bổ ích với tâm lý thoải mái.

Ở cấp học THCS, Trường THCS Nguyễn Tri Phương có đến 52 CLB về học thuật, thể thao, âm nhạc, mỹ thuật, thu hút khoảng 1.000 học sinh tham gia. Ấn tượng nhất là CLB Ca Huế và CLB Đàn tranh. Vào những dịp ngành giáo dục tỉnh nhà đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa thể thao quy mô toàn quốc, hình ảnh học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương thể hiện các tiết mục âm nhạc truyền thống luôn gây ấn tượng với các bạn gần xa.

Ông Hoàng Đình Anh Tú, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương chia sẻ: “Học sinh các khối 6, 7, 8 hầu như em nào cũng đăng ký tham gia CLB theo sở thích. Qua việc tổ chức các CLB, nhà trường mong muốn tạo ra một sân chơi bổ ích cho các em học sinh ngoài giờ học chính khóa. Môi trường mở tại các CLB cũng là động lực để các em rèn thêm kỹ năng, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt hơn. Đây cũng là giải pháp để nhà trường xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phát triển toàn diện cho học sinh”.

Môi trường để học sinh rèn luyện kỹ năng

Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, các trường THCS và THPT đã chú trọng thành lập các CLB theo hai hướng chính là CLB học thuật và CLB theo sở thích nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng. CLB trong trường học là một phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn diện cho học sinh, tạo điều kiện để các em thực hành những điều đã học, phát triển tối đa khả năng của mỗi cá nhân.

Theo giáo viên phụ trách các CLB ở các trường học, CLB thật sự là sân chơi bổ ích cho học sinh sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Học sinh được sinh hoạt, rèn luyện những kỹ năng cần thiết, rèn giũa các vấn đề liên quan đến kỹ năng sống, ứng xử, giao tiếp, qua đó góp phần giúp học sinh bước đầu có những định hướng về nghề nghiệp, tương lai. Nhiều em vốn rất rụt rè, nhút nhát nhưng sau một thời gian tham gia CLB, các em đã chủ động, tự tin thể hiện sở trường của bản thân.

“Quan trọng hơn cả là sau những trải nghiệm cùng CLB, mỗi bạn học sinh sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kỹ năng mà mình thu được. Mô hình các CLB trong trường học bước đầu cho thấy những hiệu quả khả quan trong việc góp phần xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, cô giáo Quỳnh Châu nói.

Hoạt động của các CLB được sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường, sự định hướng, phối hợp chặt chẽ của các tổ chuyên môn và đặc biệt là phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên để nâng cao chất lượng hoạt động. Cô Cao Thị Hồng Lam, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương chia sẻ: “Nhà trường luôn tạo điều kiện để hoạt động của CLB thật sự là sân chơi bổ ích, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khi tham gia CLB, các em phát huy được năng khiếu, học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện các kỹ năng và thể hiện mình trong tập thể”.

Để các CLB trong trường học hoạt động hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên trực tiếp phụ trách thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... cũng là những yếu tố quan trọng cần được quan tâm, đầu tư. Ngoài ra, việc xây dựng đa dạng các hình thức sinh hoạt CLB gắn liền với chuyên môn theo từng chủ đề, chủ điểm nhằm phát huy năng lực của học sinh; sự chỉ đạo sát sao, định hướng hoạt động của ban giám hiệu; có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc... cũng là những yếu tố quan trọng giúp các CLB trong trường học phát huy tối đa hiệu quả, trở thành hình thức sinh hoạt, học tập lý tưởng cho học sinh ngoài giờ học chính khóa.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Return to top