Thế giới

Đông Nam Á hiện đại hóa có chọn lọc để phát triển cởi mở, toàn diện và kiên cường

ClockThứ Năm, 07/12/2023 06:27
TTH - Hãng tin The Straistimes dẫn nhận định của lãnh đạo Singapore rằng, không phải nền văn minh bản địa, mà một tập hợp các nền văn hóa đang phát triển đã giúp các quốc gia Đông Nam Á cởi mở và hòa nhập, đồng thời mang lại cho khu vực nói chung và các nước trong khu vực nói riêng khả năng phục hồi.

Người tiêu dùng Đông Nam Á đang chi tiêu nhiều hơn cho các trải nghiệmCampuchia và Việt Nam tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vựcKỳ vọng vào du khách Trung Quốc và Ấn Độ để thúc đẩy hàng không

 Đông Nam Á hiện đại hóa có chọn lọc nhằm bảo tồn nền văn hóa quốc gia đang phát triển. Ảnh minh họa: BBCosplay

Theo đó, các quốc gia trong khu vực không tiếp nhận hoàn toàn bất kỳ nền văn minh nào, mà lựa chọn các yếu tố từ nhiều nền văn minh khác nhau và tích hợp chúng vào nền văn hóa quốc gia đang phát triển của riêng mình. Điều này cho phép Đông Nam Á hiện đại hóa có chọn lọc nhằm bảo tồn nền văn hóa quốc gia đang phát triển.

Sự cởi mở và hòa nhập của các nền văn hóa ở Đông Nam Á, kết hợp với thực tế là không một quốc gia riêng lẻ nào, hay toàn bộ khu vực coi mình là nền văn minh đúng nghĩa đã trở thành lợi thế giúp Đông Nam Á trở thành một xã hội đa chủng tộc, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi trong thế giới ngày nay. Nó mang lại cho khu vực sự khiêm tốn để tiếp tục học hỏi và chưa bao giờ khu vực cho rằng mình vượt trội hơn phần còn lại của thế giới.

Nắm giữ những “đức tính” tốt đẹp này, khu vực được các chuyên gia, lãnh đạo Singapore tin tưởng rằng để phát triển hơn nữa, khu vực cần thúc đẩy hợp tác và gắn kết. Đây là điều kiện tiên quyết mà Đông Nam Á phải thực hiện, cùng với đó là tiếp tục chọn lọc và gìn giữ ý tưởng, giá trị văn minh lâu dài, từ đó giữ được khả năng phục hồi của khu vực.

Được biết, Đông Nam Á bao gồm các quốc gia đang hiện đại hóa nhằm tìm kiếm bản sắc khu vực. Nhiều chỉnh thể ở đây đã có hơn 3 thiên niên kỷ kinh nghiệm làm phong phú thêm nền văn hóa địa phương bằng cách lựa chọn những gì đất nước cần từ 4 nền văn minh cổ đại.

Sau thế kỷ 18, khi các cường quốc đế quốc toàn cầu thống trị thế giới bằng nền văn minh của mình, khu vực vẫn giữ những giá trị truyền thống riêng có. Các nhà lãnh đạo khu vực đã quan sát cách các nền văn minh phản ứng với quá trình hiện đại hóa, song không áp dụng riêng lẻ bất kỳ mô hình nào. Như trước đây, các cộng đồng Đông Nam Á vẫn cởi mở và hòa nhập khi họ tạo điều kiện cho văn hóa địa phương phát triển để trở thành nền văn hóa quốc gia hiện đại. Có thể nói rằng, đây là phương pháp tốt và phù hợp nhất để Đông Nam Á tiếp tục định hình khu vực trở nên cởi mở, trung lập, phát triển toàn diện và kiên cường.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Straistimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top