ClockThứ Ba, 20/11/2018 06:45

Thời đại số & tâm thế người thầy

TTH - Trong thời đại công nghệ số, người thầy không chỉ cung cấp kiến thức, họ còn rèn luyện và định hướng cho học sinh những kỹ năng cần thiết, cách ứng xử văn minh, lịch sự và sử dụng mạng xã hội như một công cụ kết nối mang lại nhiều lợi ích.

"Bác sĩ - người thầy cần hai chữ tuệ & tâm"Phần thưởng lớn của một nhà giáoTận tâm với nghềCó một tình yêu như thếNgười “đưa đò” bên phá Cầu Hai

Một tiết học ở Trường THCS Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Lê Thọ

Trần Ngọc Tuấn, giáo viên dạy môn Ngữ văn ở Trường THCS Phan Thế Phương (Quảng Điền), là người bồi dưỡng khá nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh, kể: Nhờ có công nghệ thông tin nên giờ học văn thường rất sinh động. Chúng tôi sử dụng các bài giảng tích hợp để các em cảm nhận văn học gần gũi hơn. Có lần, tôi giảng bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, nhiều em bắt đầu tranh cãi, cho rằng, đó là sự mạo hiểm, không thực tế, nếu không đủ sức cứu người thì không nên cứu vì sẽ gặp nạn. Những tranh luận “sòng phẳng” đó khiến giáo viên phải có ứng xử phù hợp và có trách nhiệm định hướng cho các em. “Người thầy phải chuyển đổi tâm thế từ người cung cấp thông tin sang người dạy cho học trò biết tiếp nhận, xử lý, cư xử với thông tin ấy để trở thành những thông tin có lợi cho mình, cho cộng đồng và xã hội”. Thầy Tuấn tâm sự.

Học sinh hiện nay biết tìm đến những bài học hay trên mạng, có khi được mô tả cụ thể và dễ hiểu hơn so với bài giảng của thầy. Vấn đề không phải là thầy biết nhiều hơn, mà là thầy cần biết cách làm chủ tình huống đó. Họ phải chủ động, tiếp cận được nhiều cái mới của xã hội trong khi điều kiện của nhà trường còn hạn hẹp. Yêu cầu đó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn. Bởi lẽ, số học sinh giỏi cũng nhiều nhưng học sinh ham chơi, mê game, bố mẹ mải mê làm ăn nên chưa quan tâm việc học của con cũng không ít. Thế nên, giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, phải nghiên cứu, nắm bắt thông tin, từ đó hướng dẫn các em cách tiếp cận thông tin, tự học, tự nghiên cứu và định hướng cho các em.

Với một người thầy có trách nhiệm, tâm huyết với chính nghề của mình thì mỗi tiết dạy là cả một sự gửi gắm. Giáo án được đầu tư kỹ, thầy đặt cả niềm tin, tình yêu nghề, tình cảm thầy và trò vào trong đó; để khi giảng bài, có sự tương tác, giao tiếp giữa thầy và trò. Đơn thuần chỉ là một cái nhíu mày, ánh mắt, nụ cười... của thầy giáo chứa đựng biết bao điều mà người thầy muốn truyền đạt, muốn chia sẻ để bài học trở nên nhẹ nhàng hơn, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.“Bất cứ thời điểm nào, người thầy cũng phải yêu nghề, giỏi công nghệ thông tin và tiếp tục học tập. Người thầy hôm nay phải luôn thay đổi, luôn phải tạo dựng những chuẩn mực mới, thích nghi với chuẩn mực mới. Thầy giáo Nguyễn Mạnh Tiến, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (TP. Huế) bày tỏ.

Thầy giáo Lê Trọng Đào, nguyên giáo viên Trường tiểu học Trạch Phổ (Phong Hòa, Phong Điền), trải lòng: Gia đình tôi có 6 người đều theo nghề giáo. Các con tôi rất yêu nghề, song tôi thấy nghề giáo ngày này trọng trách nặng nề hơn. Người thầy không chỉ dùng kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy mà còn phải biết cách giúp học sinh hành xử, giao tiếp đúng mực. Các con tôi thay vì chỉ tập trung vào những kiến thức lý thuyết phục vụ các kỳ thi thì đã định hướng cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong thời đại số, cách ứng xử văn minh, lịch sự và sử dụng mạng xã hội như một công cụ kết nối mang lại nhiều lợi ích.

Không thể phủ nhận những tiện ích mà thời đại số mang lại và chắc chắn “cách mạng 4.0” sẽ còn mang lại nhiều điều kỳ diệu hơn nữa cho con người trong tương lai. Bài học giáo dục ý nghĩa, sâu sắc nhất về đạo đức có thể cảm hóa học trò mọi thời đại chính là tâm đức của mỗi người thầy trong đối nhân xử thế. Tôi còn nhớ cách đây không lâu, khi mùa thi cận kề, nhiều giáo viên ở Trường THPT Cao Thắng (TP. Huế) không chỉ đứng lớp mà chiều về họ lại đến nhà kèm cặp, động viên những học sinh có học lực yếu, những em ham chơi bỏ học trở lại trường. Sự đổi thay kỳ diệu đã đến khi giáo viên đã giúp học sinh trở về đúng với hồn nhiên của lứa tuổi. “Trái tim của người thầy giáo hẳn phải rộng lớn hơn trái tim người bình thường”, đó lời bày tỏ đầy tri ân của một phụ huynh khi “tìm lại được đứa con” khó bảo của mình.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TIN MỚI

Return to top