ClockThứ Bảy, 30/07/2016 08:54

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Điểm chuẩn sẽ không xê dịch nhiều

Dù theo nhận định của nhiều trường, phổ điểm năm nay ở một số khối thi không cao mà điểm 'sàn' vẫn giữ là 15, nhưng Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga dự báo điểm chuẩn năm nay sẽ không xê dịch nhiều.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

Ông Ga cho biết: “Năm nay đề thi phân hóa rất tốt, đặc biệt ở dải điểm cao, bằng chứng là số thí sinh (TS) đạt điểm tuyệt đối ít đi khá nhiều so với những năm trước. Vì vậy mà sẽ không có tình trạng TS 27 điểm vẫn trượt ĐH như đã từng xảy ra. Tuy nhiên, theo phổ điểm thì số TS đạt điểm cao vẫn rất cao, do đó điểm chuẩn ở những trường tốp cao sẽ không có xê dịch lớn. Căn cứ vào các dữ liệu hiện có thì khả năng điểm chuẩn vào các trường sẽ không có nhiều thay đổi so với năm ngoái”.

Nguồn tuyển vẫn dồi dào

Khi đưa ra điểm “sàn” là 15 điểm cho tất cả khối thi, Bộ GD-ĐT đã tính toán xem nguồn tuyển của mỗi khối thi cụ thể là như thế nào không?

Năm nay Bộ không xác định nguồn tuyển của mỗi khối thi vì không cần thiết khi mà Bộ cũng không xác định được chỉ tiêu cho từng khối. Mỗi trường được xét theo 4 khối thi cho một ngành, bao gồm khối truyền thống và khối mới, mà khối mới thì đa dạng vô cùng. Tuyển sinh mỗi khối bao nhiêu là do từng trường quyết định linh hoạt trong từng tình huống cụ thể. Bộ chỉ quy định chung là các khối truyền thống không được ít hơn 50% chỉ tiêu.

Bộ chỉ xác định nguồn tuyển chung cho tất cả chỉ tiêu ĐH (xét từ kết quả kỳ thi THPT), theo đó nguồn tuyển có hệ số dôi dư là 1,27.

Hệ số dôi dư đó Bộ căn cứ vào đâu để xác định?

Là căn cứ vào tổng chỉ tiêu của các trường dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển (320.000 chỉ tiêu). Số TS đạt từ “sàn” trở lên (tính theo 5 khối thi truyền thống là A, A1, B, C, D1) là 404.282. Hồi còn “ba chung”, mình tính theo số lượt TS đạt “sàn” trở lên nên có nhiều ảo, thành thử hệ số dư dôi rất lớn.

Qua phân tích phổ điểm của Bộ GD-ĐT cho thấy điểm môn tiếng Anh rất thấp so với các môn khác. Vậy khối D1 (khối có môn tiếng Anh) cũng chịu mức “sàn” 15 như những khối khác thì liệu có gây thiếu nguồn tuyển cho khối này không?

Theo tính toán của hội đồng về nguồn tuyển riêng cho từng khối với mốc “sàn” 15 điểm thì khối D1 có 159.960 TS đạt từ “sàn” trở lên. Không chỉ khối D1 mà có khối A1 cũng có nguồn tuyển cũng khá lớn: 153.348. Nguồn tuyển của hai khối D1, A1 chỉ thua khối A (178.748). Hai khối nguồn tuyển ít hơn là B (70.850) và C (58.258). Những con số này cũng phù hợp với thực tế tuyển sinh bởi chỉ tiêu khối B và khối C thấp hơn cả. Vả lại như trên tôi đã nói, việc sử dụng tổ hợp môn thi linh hoạt để xét tuyển hiện nay sẽ hỗ trợ đắc lực các trường trong việc tuyển đủ chỉ tiêu và tuyển chất lượng.

Thế còn nguồn tuyển tại các vùng miền thì sao? Liệu có xảy ra tình trạng nơi tuyển không hết, nơi không có đủ TS đạt sàn để mà tuyển?

Thuận lợi của năm nay là do phân tán TS thi tại 63 tỉnh, thành nên việc tính toán nguồn tuyển cho từng khu vực rất dễ dàng. So sánh năng lực đào tạo và nguồn tuyển tại chỗ của các vùng miền cho thấy, trừ đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ (gồm có Hà Nội, TP.HCM, những thành phố tập trung dày đặc trường ĐH) thì tất cả các vùng khác nguồn tuyển đều cao gấp nhiều lần năng lực đào tạo. Hà Nội, TP.HCM thiếu nguồn tuyển tại chỗ nhưng từ trước đến nay đó là những nơi “hút” nguồn tuyển từ cả nước về.

Từ trước đến nay các trường ĐH ngoài công lập ở Hà Nội và TP.HCM vẫn thu hút rất tốt TS từ các tỉnh ngoài về học ở trường mình. Hơn nữa, trong số các trường ĐH ngoài công lập, có rất nhiều trường tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ. Vì thế TS có kết quả thi THPT quốc gia cũng chỉ là một phần nguồn tuyển với những trường này thôi.

Sẽ xử lý các trường tuyển vượt quá chỉ tiêu

Nguồn tuyển ĐH dồi dào như thế thì liệu nguồn tuyển cho CĐ có bị thiệt thòi hơn không?

Năm nay Bộ không quy định ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng cho các trường CĐ. Tổng chỉ tiêu của các trường CĐ chỉ là 250.000. Với những trường CĐ xét tuyển TS có kết quả thi THPT thì Bộ không đưa ra điểm “sàn”. Còn những trường khác thì xét tuyển học bạ. Cả nước năm nay có gần 900.000 TS dự thi kỳ thi, ĐH chỉ tuyển 420 chỉ tiêu. Như vậy CĐ vẫn còn nguồn tuyển gần 500.000 nữa.

Với lại chỉ tiêu ĐH cũng cần được hiểu khác so với trước đây. Trước đây chỉ tiêu là pháp lệnh, nhà nước giao chỉ tiêu đồng thời với giao kinh phí đào tạo theo chỉ tiêu, nếu trường không tuyển đủ là không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng nay chỉ tiêu chỉ là con số cụ thể hóa thể hiện năng lực đào tạo tối đa của nhà trường. Vì thế trường có thể sử dụng hết chỉ tiêu, hoặc không. Nhiều trường vì hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng có thể tuyển ít đi. Điều quan trọng là nếu vượt quá chỉ tiêu thì sẽ bị xử lý.

Như thế nào được gọi là “vượt”?

Vượt nghĩa là tuyển quá số chỉ tiêu trường đăng ký. Đăng ký 5.000 chỉ tiêu nghĩa là chỉ được tuyển từ 5.000 trở lại, từ 5.000 trở ra là vượt. Năm nay, Bộ có những quy định mới để các trường không có lý do gì để phải “lỡ” tuyển vượt nữa. Chẳng hạn, Bộ không bắt các trường phải đưa điểm chuẩn đợt sau cao hơn đợt trước như những năm trước đây để mà nói rằng trường phải tuyển nhiều lên để “bù trừ” số TS trúng ảo. Chỉ tiêu là con số đối đa được tuyển chứ không phải ít nhất phải tuyển được từng đó.

Theo Thanh niên
 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÀNH NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ:
Lận đận tuyển sinh

Dù việc tuyển sinh những năm gần đây có tín hiệu tích cực, nhưng một số ngành đặc thù liên quan đến văn hóa nghệ thuật vẫn rơi vào tình cảnh khó tìm học sinh, sinh viên. Đó là điều mà Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt.

Lận đận tuyển sinh
Tuyển sinh Đại học 2024: 551.479 thí sinh xác nhận nhập học đợt 1

Tối 27/8, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc thời gian đăng ký nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống tuyển sinh chung có 551.479 thí sinh xác nhận học/673.586 thí sinh trúng tuyển, đạt 81,87%. Như vậy, có 122.107 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học.

Tuyển sinh Đại học 2024 551 479 thí sinh xác nhận nhập học đợt 1
Return to top