ClockThứ Tư, 23/03/2022 11:04

Xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt, thích ứng cao

TTH - Hướng đến phát triển thành Đại học (ĐH) Quốc gia với tính đa ngành, đa lĩnh vực, ĐH Huế cũng cần tập trung xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) ĐH và sau ĐH linh hoạt, thích ứng cao, đồng thời bảo đảm chất lượng trong đào tạo và hội nhập quốc tế.

Xây dựng kho dữ liệu kiến thức cho học sinh trên sóng truyền hìnhSẽ có chuẩn chương trình đào tạo cho các khối ngành

Gắn đào tạo lý thuyết với thực hành tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế

Cập nhật, phát triển chương trình đào tạo

Đến mùa tuyển sinh, câu chuyện ngành nghề và CTĐT lại được nhiều người chú ý. Qua mỗi năm học và mùa tuyển sinh, tuy có sự thay đổi, điều chỉnh từ phía các trường, song, trước nhu cầu của thị trường lao động, việc cập nhật, thay đổi về ngành nghề, xây dựng CTĐT cũng đòi hỏi các đơn vị đào tạo phải nhìn nhận lại. Riêng với ĐH Huế đang hướng đến phát triển thành ĐH Quốc gia, việc xây dựng CTĐT linh hoạt, thích ứng cao lại càng quan trọng hơn.

Đến tháng 6/2021, ĐH Huế có 147 ngành đào tạo ĐH, 104 ngành đào tạo thạc sĩ và 55 ngành đào tạo tiến sĩ; 63 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II; 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú. Phát huy được lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực với những đặc sắc trong giáo dục đào tạo, tuy nhiên, một số CTĐT tại các đơn vị còn nặng tính lý thuyết. Tại các ngày hội việc làm, một số nhà tuyển dụng chia sẻ, vẫn còn có khoảng cách giữa đào tạo và thực tế công việc, đó là lý do doanh nghiệp, đơn vị tiếp nhận lao động phải đào tạo thêm rất nhiều trước yêu cầu thị trường lao động ngày càng cao.

Thực tế trên cũng được lãnh đạo ĐH Huế và các trường trăn trở, tập trung giải pháp. Theo lãnh đạo ĐH Huế, trong các nhóm chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, ĐH Huế đặc biệt quan tâm xây dựng CTĐT ĐH và sau ĐH linh hoạt, thích ứng cao, đồng thời bảo đảm chất lượng trong đào tạo và hội nhập quốc tế.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế chia sẻ, trong chiến lược mới được ban hành, ĐH Huế xác định xây dựng chuẩn CTĐT, hoàn thiện hệ thống mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH bên trong từ cấp ĐH Huế đến các đơn vị thành viên, các trường, khoa và phân hiệu thuộc ĐH Huế, triển khai tự đánh giá và kiểm định CTĐT ĐH và sau ĐH và cơ sở giáo dục chu kỳ 2 theo chuẩn quốc gia và quốc tế, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu xếp hạng ĐH quốc tế hướng đến đạt top 300 châu Á, 1.000 thế giới và tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu xếp hạng cho một số ngành học mũi nhọn, trọng điểm theo từng nhóm ngành đào tạo.

ĐH Huế cũng sẽ cập nhật, phát triển CTĐT và phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn khu vực và quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hợp tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức; góp phần hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao năng lực quản trị và tăng cường cơ sở vật chất.

Gắn với nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

Mục tiêu vươn tầm, phát triển thành ĐH Quốc gia đòi hỏi ĐH Huế vạch ra một lộ trình với nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Chỉ riêng với việc xây dựng CTĐT ĐH và sau ĐH linh hoạt, thích ứng cao, bảo đảm chất lượng trong đào tạo và hội nhập quốc tế ĐH Huế cũng có những kế hoạch để bám sát thực hiện.

 Theo TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế, ĐH Huế đã và đang tập trung xây dựng, phát triển CTĐT theo hướng tiên tiến, đáp ứng chuẩn đầu ra, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đạo đức cho người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội; phát triển các CTĐT nhóm khoa học - công nghệ như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo…; các ngành kỹ thuật ứng dụng như điện - điện tử, công nghệ nano, vật lý kỹ thuật… Tập trung đầu tư cho các ngành mũi nhọn và thế mạnh theo hướng nghiên cứu trong lĩnh vực y dược, khoa học cơ bản, công nghệ sinh học… Bên cạnh đó, tăng cường tính liên thông giữa các CTĐT; phát triển các chương trình liên ngành, liên trường; liên kết đào tạo quốc tế, nhập khẩu CTĐT từ các nước tiên tiến. Cải tiến các CTĐT theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng và đạo đức, đáp ứng chuẩn đầu ra; điều chỉnh các CTĐT theo hướng tăng cường các kiến thức hiện đại hơn, tăng thời lượng thực hành, thực tế cũng như tăng cường kết nối với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng…

PGS.TS. Võ Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học chia sẻ, cùng với các đơn vị đào tạo thuộc ĐH Huế, nhà trường thường xuyên nắm bắt nhu cầu nhà tuyển dụng, phối hợp để cải tiến CTĐT; tăng cường kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - trường ĐH để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

 Lãnh đạo ĐH Huế cho biết, hiện nay, ĐH Huế đang nỗ lực thực hiện kiểm định các CTĐT theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mở rộng áp dụng các phương pháp dạy và học tích cực, tạo điều kiện để người học phát triển tốt nhất năng lực; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; đổi mới việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo gắn với chuẩn đầu ra.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo

Đại học Huế đón nhiều giáo sư (GS), chuyên gia đầu ngành đến chia sẻ kiến thức mới. Không chỉ là dịp để tiếp cận được kiến thức, mà qua đó phần nào còn khẳng định thương hiệu của Đại học Huế.

Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Return to top