ClockThứ Tư, 11/03/2020 13:30

Y tế trường đại học: Chủ động kiểm soát tuyến đầu

TTH - Trước nỗi lo sức khỏe sinh viên sau khi trở lại trường học tập trung, đại diện các cơ sở giáo dục khẳng định đã triển khai nhiều biện pháp và lực lượng y tế cùng các đội ngũ trong trường có thể chủ động kiểm soát được tuyến đầu.

Trường đại học Sư phạm và Ngoại ngữ cho sinh viên đi học trở lạiChuẩn bị tốt các phương án khi học sinh đi học trở lạiĐảm bảo an toàn cho học sinh trong mùa dịch COVID -19

Cán bộ y tế Trường ĐH Khoa học kiểm tra thân nhiệt trước khi sinh viên vào lớp

Cơ bản kiểm soát được tình hình sinh viên

Đầu tháng 3/2020, nhiều cơ sở giáo dục đại học (ĐH) tại Huế tổ chức dạy học tập trung tại trường sau kỳ nghỉ tết kéo dài do dịch bệnh. Tuy số lượng sinh viên, học viên mỗi đơn vị lên đến hàng ngàn người song theo đại diện các trường, có thể kiểm soát được tình hình sức khỏe người học.

PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho biết, ngoài việc triển khai công tác phòng dịch trước khi sinh viên đi học thì ngay khi sinh viên trở lại trường, nhà trường đã tổ chức phương án kiểm tra sức khỏe sinh viên bằng cách bố trí đội ngũ hỗ trợ sinh viên rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt cho từng em trước khi vào lớp. Với các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ sức khỏe, nhà trường lập danh sách, phối hợp với lực lượng chức năng để theo dõi kỹ.

Điều đáng quan tâm là, trước khi sinh viên đến trường, các trường cũng đã khảo sát tình hình dịch tễ. TS. Nguyễn Quang Phục, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH Kinh tế cho biết, do sinh viên ở nhiều địa phương nên trước khi đi học trở lại, nhà trường tiến hành các phiếu khảo sát sinh viên từ những thông tin cơ bản nhất như việc di chuyển trong thời gian ở quê để tiến hành kiểm soát, phát hiện các sinh viên có tiếp xúc với vùng dịch để có phương án phù hợp.

GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược, ĐH Huế chia sẻ, việc bảo đảm vệ sinh học đường đón sinh viên trở lại học tập rất quan trọng. Nhà trường chủ động triển khai công tác tuyên truyền, thường xuyên cập nhật, đăng tải các bản tin về tình hình dịch bệnh một cách chính xác và kịp thời. Đồng thời hướng dẫn các biện pháp để cán bộ, sinh viên và học viên chủ động phòng chống dịch bệnh; cung cấp miễn phí gần 9.000 khẩu trang vải đạt tiêu chuẩn kháng khuẩn cho tất cả sinh viên.

Ngay tại các lớp, giảng viên cùng với sinh viên cũng chủ động theo dõi sức khỏe lẫn nhau trong các lớp. Giảng viên cũng lập danh sách theo dõi sức khỏe của sinh viên và báo cáo hằng ngày. Theo đại diện lãnh đạo ĐH Huế, trong tuần đầu tiên đi học (2/3 - 6/3), tại các trường phát hiện một số trường hợp sinh viên có biểu hiện sức khỏe không tốt và tiến hành cho nghỉ ở nhà để theo dõi, đồng thời có sự phối hợp với cơ quan chức năng về y tế để kiểm soát tình hình. Đáng mừng là sau khi được kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế, chưa phát hiện trường hợp nào nghi ngờ nhiễm COVID-19, các sinh viên được theo dõi đa phần chỉ mắc phải các bệnh cảm sốt thông thường, nhiều trường hợp sức khỏe ổn định đã đi học trở lại.

Đội ngũ y tế có thể đáp ứng

Một trong những băn khoăn lâu nay là đội ngũ y tế trường học. Khảo sát tại các trường ĐH, trung bình mỗi trường có khoảng từ 2 – 3 cán bộ y tế. Tuy lực lượng khá mỏng, song theo các trường, vì là tuyến y tế cơ sở, có nhiệm vụ kiểm soát, kiểm tra sức khỏe sinh viên, phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh chứ không phải điều trị, hơn thế tại trường đều có ban chỉ đạo và đã huy động toàn lực để đảm bảo công tác phòng dịch nên có thể đáp ứng được trong giai đoạn hiện nay.

Cô Hoàng Thị Khuyên, phụ trách bộ phận y tế Trường ĐH Khoa học chia sẻ, đội ngũ cán bộ y tế nhà trường chỉ có 3 người, song với sự hỗ trợ của lực lượng cán bộ và 12 tình nguyện viên trong trường nên mỗi ca sinh viên đi học (thường 2 tiết), bộ phận y tế phối hợp với các đơn vị trong trường đều kiểm soát kỹ sức khỏe từng sinh viên.

Theo cô Nguyễn Thị Thuyên, cán bộ y tế Trường ĐH Nông lâm, với việc liên kết chặt giữa các bộ phận, y tế trường học vẫn đáp ứng được nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến đáng lo. Hiện, vẫn chưa phát sinh những khó khăn. Thông tin sức khỏe cán bộ, sinh viên được cập nhật hằng ngày và chi tiết, góp phần tạo hiệu quả trong công tác phòng dịch nói chung.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến

Quảng Điền là vùng thấp trũng, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của thiên tai. Để giảm thiểu những thiệt hại do bão lũ gây ra, liên tục những ngày qua, lãnh đạo huyện và các phòng, ban chuyên môn đã trực tiếp về tận cơ sở để chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão.

Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Nhận định những ngày tới sẽ có đợt mưa lớn, các địa phương như Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Dương (TX. Hương Thủy) chủ động triển khai các biện pháp ứng phó tích cực nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.

Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

TIN MỚI

Return to top