ClockThứ Sáu, 16/12/2022 20:26

Trang bị kiến thức về năng suất chất lượng cho giảng viên trường nghề

TTH.VN - Đó là mục tiêu chung của Chương trình bồi dưỡng tập trung về năng suất chất lượng (NSCL) dành cho giảng viên các trường cao đẳng tại Thừa Thiên Huế do Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức từ ngày 15 đến 17/12.

Xây dựng Đề án Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao độngDuy trì năng suất, chất lượng cam Nam ĐôngCông nghệ, đổi mới sáng tạo - Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượngHiểu đúng mình - Chọn đúng nghề

Giảng viên các trường cao đẳng nghề được tiếp cận kiến thức về năng suất chất lượng 

Tham gia chương trình có 30 giảng viên đến từ 5 Trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh, gồm: Công nghiệp Huế, Sư phạm Thừa Thiên Huế, Du lịch Huế, Y tế Huế và Nghề Thừa Thiên Huế.

Nội dung của chương trình trang bị cho các giảng viên các vấn đề chung về NSCL trong doanh nghiệp; cách tiếp cận theo giá trị dựa trên quan điểm của khách hàng; tư duy quản lý tinh gọn LEAN; cải tiến liên tục Kaizen; 5S và hoạt động quản lý NSCL; thực tế tại xưởng thực hành của Trường cao đẳng Công nghiệp Huế và soạn giảng.

Sau chương trình bồi dưỡng, các giảng viên giảng dạy tại các trường cao đẳng trên địa bàn sẽ có thái độ nhìn nhận phù hợp về tầm quan trọng, sự cần thiết trong công tác giảng dạy về NSCL tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nắm bắt kiến thức về cách tiếp cận cải tiến nâng cao NSCL dựa trên nhận diện, phân tích hoạt động không tạo giá trị gia tăng để ứng dụng một số công cụ, giải pháp nhằm giảm thiểu, loại bỏ các hoạt động không tạo giá trị gia tăng; có kỹ năng và phương pháp nhận diện các vấn đề NSCL, quản lý và thực hiện các đề tài hoặc dự án cải tiến NSCL. Từ đó dần hình thành, tạo ra môi trường nghiên cứu và phát triển thêm được các nội dung đào tạo về NSCL cho sinh viên giáo dục nghề nghiệp Thừa Thiên Huế trong hiện tại và tương lai.

Chương trình bồi dưỡng về NSCL cho giảng viên các trường cao đẳng Việt Nam nằm trong nhiệm vụ "Nhân rộng đào tạo năng suất chất lượng trong các trường cao đẳng của Việt Nam" thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 1322 ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Tin, ảnh: HOÀI NGỌC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đạt chuẩn mức 1

Sáng 15/11, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận “Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tỉnh Thừa Thiên Huế đạt chuẩn mức 1”.

Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đạt chuẩn mức 1
Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị

Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó có đào tạo lý luận chính trị (LLCT). Để chủ động thích nghi với hoàn cảnh, các trường, cơ sở giáo dục LLCT, giảng viên cần đổi mới và nâng cao hơn nữa nhận thức, cơ sở hạ tầng, phương thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ… nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa hồng, vừa chuyên cho xã hội.

Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị
PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Xóa thách thức, bứt phá nhanh - Kỳ 1: Bao nhiêu thách thức, bấy nhiêu nỗi lo

Hơn 65 năm xây dựng và phát triển, mô hình Đại học (ĐH) Vùng với ĐH Huế như chiếc áo đã chật. Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành ngày 10/12/2019, xác định việc xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia là thời cơ thuận lợi cho ĐH Huế. Song, phát triển ĐH Huế thành ĐH Quốc gia không phải mục đích chỉ là đổi tên, mà phải khẳng định được vai trò, vị trí và những đóng góp xứng đáng cho đất nước.

Xóa thách thức, bứt phá nhanh - Kỳ 1 Bao nhiêu thách thức, bấy nhiêu nỗi lo

TIN MỚI

Return to top