ClockThứ Tư, 19/07/2023 19:34

Không quá sốt ruột khi có ít điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTH.VN - Năm học 2022 - 2023, Thừa Thiên Huế xếp vị thứ 26/63 tỉnh, thành trong toàn quốc, tăng 3 bậc so với năm trước trong giáo dục đại trà. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi khi Thừa Thiên Huế là địa phương nằm trong top 10 về giáo dục mũi nhọn lại có số học sinh đạt điểm 10 khá thấp (chỉ đứng trên 8 tỉnh thành khác).

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra an toàn, nghiêm túcHơn một triệu thí sinh cả nước bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPTChuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

leftcenterrightdel
Chất lượng giáo dục đại trà năm 2023 được cải thiện qua phổ điểm 

Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 41 thí sinh đạt điểm 10; trong đó, nổi bật môn văn có 3 điểm 10 và môn sử có 12 điểm 10. Các môn toán, lý, hóa có phổ điểm cao, môn sử được cải thiện nhưng môn ngoại ngữ vẫn thấp. Còn năm nay, có 136 điểm 10 rải đều ở các môn. Ngoài môn giáo dục công dân (114 điểm 10), môn ngoại ngữ có 10 điểm 10, lịch sử có 6 điểm 10 thì 6 điểm 10 còn lại chia đều cho các môn lý, hóa, sinh. Môn toán không có điểm 10. Còn môn văn cả nước có 1 điểm 10, riêng Thừa Thiên Huế cao nhất của môn này là 9,75 điểm.

Theo một giáo viên bộ môn toán Trường THPT chuyên Quốc Học, môn toán năm nay ở Thừa Thiên Huế không có điểm 10 do đề thì khó, lại dài, thí sinh làm không kịp thời gian. Tuy nhiên, thống kê sơ bộ, ngoài những em thi các khối có điểm chuẩn cao, tâm lý học sinh ở Thừa Thiên Huế vẫn chọn giải pháp an toàn, làm từ 40 -45 câu. Theo nhiều học sinh, 5 câu hỏi cuối thường phân hóa cao nên xác định không làm, thay vào đó làm cẩn thận các câu hỏi trước để đạt điểm 8, điểm 9.

Khảo sát ở các trường cho thấy, điểm 10 của Thừa Thiên Huế chưa cao nhưng điểm 9 trở lên ở các môn vẫn nhiều; tỷ lệ học sinh có số điểm trên 25 điểm cho 3 môn thi đại học khá cao. Nhiều ý kiến cho rằng, môn giáo dục công dân toàn quốc có 14.693 điểm 10 chưa phản ánh thực học ở các tỉnh. Bởi, đây là đề thi trắc nghiệm, nếu học sinh chịu học thuộc bài thì sẽ dễ có điểm cao. Tuy thế, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện trình độ dân trí của học sinh đang tăng lên và là nền tảng cần thiết để cùng nhìn nhận những môn học cần cải tiến.

Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân cho biết: Kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thể hiện nỗ lực và quyết tâm của ngành giáo dục trong việc nâng cao chất lượng đại trà. Điểm trung bình ở khối A của Thừa Thiên Huế nằm trong top 10 của toàn quốc. Đáng nói, toàn tỉnh chỉ có 6 bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 1 điểm trở xuống, thuộc loại thấp nhất cả nước. Về tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, sau khi đã hòa vào điểm học bạ (điểm thi 70%, điểm học bạ 30%), tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 98,08% (năm 2022 tỷ lệ tốt nghiệp là 96,55%).

Mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT là lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng dạy và học qua kỳ thi mang tầm quốc gia này. Theo chúng tôi, có nhiều hay ít những điểm 10 chỉ là một tiêu chí mang tính tham khảo và động viên, biểu dương. Vậy nên, cũng không quá sốt ruột khi không có nhiều điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia. 

An Nhiên​
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Ngày 24/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Tổ chức CRS tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt cấp trung học cơ sở (THCS) về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn.

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật

Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho báo cáo viên pháp luật (BCVPL), công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật
Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với 35 tiết/1 lớp học/năm học. Nội dung môn học này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương… Qua đó, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương. Tuy nhiên, qua gần hai năm thực hiện, một số trường vẫn còn lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc phân công giáo viên giảng dạy và khi thực hiện dạy học các chủ đề của môn học này.

Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

TIN MỚI

Return to top