ClockThứ Bảy, 04/08/2018 08:20

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ cần nhiều thay đổi trong chấm thi

Giải pháp chấm thi tập trung theo cụm và tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò giám sát, thanh, kiểm tra của Bộ GD-ĐT và trách nhiệm đối với các Hội đồng thi sẽ là những thay đổi căn bản trong công tác chấm thi tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Điểm thi và phúc khảo đúng với kết quả thi42 bài thi bất thường môn văn ở Sơn La thay đổi điểm sau chấm thẩm địnhTừ vụ việc ở Hà Giang: Chỉ nên thi để xét tốt nghiệp cho học sinh yếuPhát hiện sai phạm nghiêm trọng trong chấm thi ở Hà GiangXét tuyển đại học 2018 không thể công bằng nếu có điểm 10 gian dối

GS.TS. Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân ủng hộ việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia đến hết năm 2020.

Tại hội nghị Tổng kết năm học 2017 - 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tiếp tục lắng nghe đóng góp của các chuyên gia, đồng thời đưa ra các giải pháp trong chấm thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm tới.

Chia sẻ tại Hội nghị, GS.TS. Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định ủng hộ việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đến hết năm 2020.

Tuy nhiên, với tư cách là một trường tuyển sinh quy mô lớn, phần lớn phương thức tuyển sinh dựa và kết quả kỳ thi THPT quốc gia, theo GS.TS. Trần Thọ Đạt, đề thi tốt phải đảm bảo được sự phân hóa nhất định. Vì vậy, bộ phận ra đề thời gian tới cần nghiên cứu kỹ phổ điểm, có bộ phận thử nghiệm.

Đặc biệt, cần có sự tham gia của các trường đại học trong việc ra đề, tuy nhiên việc các trường tham gia ở mức nào thì cần bàn kỹ hơn.

Để có thể chặt chẽ hơn về công tác chấm thi, Bộ GD-ĐT cần tổ chức chấm chéo hoặc tổ chức chấm theo cụm. Bài thi trắc nghiệm phải có sự cải thiện về mặt công nghệ thông tin.

Tiếp thu ý kiến của đại diện các trường đại học và nhiều chuyên gia trước đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứu tuyển sinh giáo dục đại học, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội.

Theo đó, rà soát, đánh giá nghiêm túc, xử lý kịp thời những tiêu cực và hạn chế bất cập xảy ra trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo thi.

Tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia.

Hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi.

Hiện nay, công tác chấm thi THPT quốc gia do Sở GD-ĐT chủ trì và có sự tham gia giám sát của các trường đại học cho thấy còn những sơ hở trong quản lý, giám sát. Vì vậy, thay đổi đặc biệt quan trọng là cải tiến phương thức tổ chức chấm thi theo hướng chấm tập trung theo các cụm và tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò giám sát, thanh, kiểm tra của Bộ GD-ĐT và trách nhiệm đối với các Hội đồng thi.

Trước đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thừa nhận kỳ thi THPT quốc gia 2018 có nhiều hạn chế. Đề thi chưa phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia, đề thi khó hơn với năm trước, khó hơn so với yêu cầu thi THPT; phần mềm chấm trắc nghiệm đã được hoàn thiện một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi. Tuy nhiên, còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi.

Trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi, vai trò giám sát của Bộ GD-ĐT trong tất cả các khâu tổ chức thi tại địa phương, cũng như trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thi chưa thật đầy đủ để xảy ra tình trạng tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số Hội đồng thi, gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội.

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cho biết, trước những sai phạm trong chấm thi ở Hà Giang, Sơn La… Bộ GD-ĐT đã đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo thi các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc rà soát, đánh giá quy trình tổ chức thi tại địa phương nhất là khâu coi thi, chấm thi; trong quá trình rà soát, nếu phát hiện sai phạm, kịp thời báo cáo Bộ GD-ĐT và căn cứ tình hình cụ thể có thể đề nghị cơ quan công an phối hợp, điều tra làm rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan, xử lý theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo khách quan, công bằng cho các thí sinh.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo công bằng cho thí sinh

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT, trong quá trình tổ chức chấm thi, đã rà soát các điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn, đặc biệt là thực hiện việc phá sóng ở khu vực chấm thi để quá trình chấm thi diễn ra nghiêm túc. Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập tổ kiểm tra công tác chấm thi tại Thừa Thiên Huế.

Đảm bảo công bằng cho thí sinh
Triển khai chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

Ngày 30/6, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp lãnh đạo Hội đồng thi, Ban thư ký, Ban làm phách, Ban chấm thi tự luận, Ban chấm thi trắc nghiệm để triển khai công tác chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.

Triển khai chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
Chống gian lận thi 2019: Con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất!

Khắc phục gian lận điểm thi năm 2018, kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã được Bộ GD-ĐT chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ các khâu kỹ thuật đến quán triệt nhân sự tham gia kỳ thi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, con người là yếu tố quan trọng nhất nên vẫn phải cảnh giác cao độ.

Chống gian lận thi 2019 Con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất
Return to top