ClockThứ Hai, 12/12/2022 06:35

Ổn định các phương thức tuyển sinh

TTH - Nhằm đáp ứng nguyện vọng của số đông thí sinh cũng như định hướng kế hoạch tuyển sinh trong năm mới, Đại học (ĐH) Huế dự kiến giữ ổn định chỉ tiêu và các phương thức tuyển sinh, tăng giải pháp hỗ trợ thí sinh.

Tuyển sinh 2023: Dẹp ma trận phương thức xét tuyểnBộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học bỏ bớt phương thức tuyển sinh gây nhiễuTuyển sinh đại học năm 2023: Những cải tiến phù hợpĐiểm chuẩn đợt tuyển bổ sung của Đại học Huế cao nhất 26 điểm14 thí sinh trúng tuyển đợt bổ sung theo phương thức tuyển sinh riêng

Các đơn vị đào tạo sẽ tiếp tục triển khai hoạt động tư vấn, hỗ trợ thí sinh

Giữ nguyên các phương thức

Kết thúc các đợt tuyển sinh năm 2022, toàn ĐH Huế tuyển được 11.681 tân sinh viên, chiếm khoảng 84% so với tổng chỉ tiêu. Xét tình hình tuyển sinh so với mặt bằng chung các năm và so với các cơ sở giáo dục trên cả nước, tỷ lệ thí sinh nhập học/chỉ tiêu của ĐH Huế cơ bản ở mức cao. Trong đó, nhiều đơn vị thu hút lượng thí sinh khá lớn, như: Trường ĐH Kinh tế (khoảng 2.400 sinh viên), Trường ĐH Ngoại ngữ (khoảng 1.900 sinh viên)…

Từ kết quả tuyển sinh 2022, ĐH Huế đang rà soát và dự kiến giữ nguyên 5 phương thức tuyển sinh trong năm 2023, gồm: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (điểm học bạ); Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc dựa vào điểm học bạ kết hợp với kết quả thi tuyển năng khiếu (đối với các ngành năng khiếu); Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh hiện hành và xét tuyển theo phương thức riêng của các đơn vị đào tạo trong ĐH Huế.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế cho biết, qua thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cả nước có khoảng 20 phương thức tuyển sinh, tuy nhiên có nhiều phương thức kém hiệu quả, gây nhiễu loạn thông tin cho thí sinh, thậm chí gây mất công bằng, Bộ GD&ĐT cũng chủ trương dẹp “ma trận” phương thức xét tuyển. Đối với ĐH Huế, 5 phương thức trên cơ bản được ĐH Huế hoàn thiện những năm gần đây và không có nhiều những thay đổi lớn qua các năm. Vì vậy, dự kiến sẽ được giữ nguyên để ổn định, tránh xáo trộn không cần thiết.

Dựa trên 5 phương thức tuyển sinh trên, ĐH Huế cũng dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2023 là khoảng 14.000 thí sinh cho tất cả các phương thức, ở tất cả các trường thành viên, khoa, phân hiệu, đơn vị thuộc và trực thuộc ĐH Huế. Theo đại diện Hội đồng Tuyển sinh ĐH Huế, năng lực đào tạo của các đơn vị chắc chắn cao hơn, song, việc cơ bản giữ ổn định chỉ tiêu để đảm bảo nguồn tuyển trong bối cảnh tuyển sinh cạnh tranh gay gắt.

Điểm mới năm nay là dựa trên các yêu cầu, quy định theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, công tác tuyển sinh năm 2022, ĐH Huế sẽ xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh riêng dựa trên quy chế của Bộ GD&ĐT.

Cũng theo đại diện Hội đồng Tuyển sinh ĐH Huế, năm nay khả năng sẽ không có thêm nhiều ngành mới. Tại Trường ĐH Y - Dược, dự kiến có thể mở thêm ngành Dinh dưỡng.

Tăng cường giải pháp, tạo thuận lợi cho thí sinh

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cơ sở đào tạo, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh. Trong đó, Bộ sẽ nâng cấp các chức năng của phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, tăng cường tính năng kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm những sai sót.

Việc đăng ký xét tuyển sẽ thực hiện sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong mọi trường hợp, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Hiện nay, các đơn vị đào tạo ĐH tại Huế cũng xây dựng các phương án về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực, chủ động hỗ trợ thí sinh.

Đối với tuyển sinh năng khiếu, trên tinh thần ĐH Huế giao các đơn vị tự chủ về phương án, khả năng có thể tạo ra các phương án chủ động cho thí sinh. TS.KTS. Nguyễn Ngọc Tùng, Trưởng khoa Kiến trúc, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho hay, dự kiến có thể duy trì tổ chức thi năng khiếu ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam để vừa quảng bá hình ảnh, vừa thuận tiện cho thí sinh tại các địa phương.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
NGÀNH NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ:
Lận đận tuyển sinh

Dù việc tuyển sinh những năm gần đây có tín hiệu tích cực, nhưng một số ngành đặc thù liên quan đến văn hóa nghệ thuật vẫn rơi vào tình cảnh khó tìm học sinh, sinh viên. Đó là điều mà Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt.

Lận đận tuyển sinh
Sớm ổn định cuộc sống của người dân thuộc diện di dời, giải tỏa

Trong những lần thực tế kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu luôn lưu ý với các cấp ủy, chính quyền địa phương và sở, ban, ngành liên quan là tập trung giải quyết các vấn đề về dân sinh, sớm ổn định cuộc sống cho người dân trong diện phải di dời, giải tỏa.

Sớm ổn định cuộc sống của người dân thuộc diện di dời, giải tỏa

TIN MỚI

ngành kinh doanh số là lựa chọn của nhiều bạn trẻ
Return to top