ClockThứ Tư, 19/07/2023 07:02

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức cuộc thi tranh biện lớn nhất thế giới

Giải đấu được tổ chức hàng năm với sự góp mặt của 65 đội tuyển quốc gia. Mỗi quốc gia tuyển chọn 5 học sinh xuất sắc nhất tham dự.

Chiều tối nay, 18/7, giải Vô địch Tranh biện Thế giới bậc Trung học WSDC đã chính thức được khai mạc tại Đại học VinUni.

Đây là cuộc thi tranh biện toàn cầu với quy mô lớn nhất dành cho các tranh biện viên thuộc lứa tuổi trung học phổ thông. Giải đấu được tổ chức hàng năm với sự góp mặt của 65 đội tuyển quốc gia. Mỗi quốc gia tuyển chọn 5 học sinh xuất sắc nhất tham dự.

Đội tuyển Tranh biện quốc gia Việt Nam tham dự WSDC 2023 bao gồm 5 thành viên chính thức: Đỗ Thư Mai, học sinh Trường The Dewey Schools; Lưu Chí Anh, học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội; Phan Thế Việt, học sinh Trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring; Hứa Bảo Châu, học sinh Trường Quốc Tế Renaissance Saigon; Nguyễn Diệu Anh, học sinh Trường TH School. Em Phạm Trần Bảo Châu, học sinh Trường Tue North School là thành viên dự bị.

Với mong muốn thúc đẩy sự xuất sắc, sự sáng tạo và tư duy phản biện, tiếng nói của người trẻ, WSDC không chỉ là một cuộc thi mà còn là một diễn đàn tri thức dành cho những học sinh xuất chúng nhất thế giới, nơi học sinh được thảo luận và lên tiếng về đa dạng chủ đề từ vi mô đến vĩ mô, đến các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội.

leftcenterrightdel
 Đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam. Ảnh: PV/Vietnam+

Hình thức giải đấu là hai đội thi đại diện phe Ủng hộ và phe Phản đối theo mô hình Luật Tranh biện các trường Trung Học trên thế giới (World Schools Debating Championship). Mỗi đội cần đưa ra những luận điểm chặt chẽ cũng như phản biện sắc bén để chứng minh cho quan điểm của mình, đồng thời thuyết phục ban giám khảo rằng họ là đội thi vượt trội hơn so với đối thủ. Để tranh biện tốt, học sinh cần trang bị khả năng tư duy logic, năng lực về ngôn ngữ, vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều chủ đề với đa dạng các góc nhìn, các vấn đề xã hội khác nhau và một tư duy sáng tạo.

Các đội thi sẽ tham dự vào những vòng đấu kịch tính, đa dạng các chủ đề với 8 vòng bảng, từ ngày 20 đến 24/7. Các trận đấu diễn ra liên tục giữa các đội và dưới sự giám sát chặt chẽ của 140 giám khảo là đại diện các nước và chuyên gia tranh biện hàng đầu trên thế giới. Các đội với thành tích tốt nhất sẽ bước vào vòng loại, bao gồm: Vòng Tiền tứ kết, Tứ kết, Bán kết và Chung kết để tìm ra đội vô địch.

Giải đấu WSDC lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1988 tại Australia. Qua các năm, giải đấu đã được tổ chức tại nhiều quốc gia khác nhau nhằm thúc đẩy sự đa dạng trong giao lưu về văn hóa, cũng như thúc đẩy phong trào tranh biện ở nhiều quốc gia khác nhau.

Năm nay, ông Vũ Anh Tuấn -  nhà sáng lập Học viện Tranh biện và Hùng biện Việt Nam là đồng trưởng Ban tổ chức của Giải đấu WSDC đã phối hợp với Câu lạc bộ Tranh biện Trường Đại học VinUni để mang cuộc thi về Việt Nam. Theo đó, Việt Nam là quốc gia thứ 4 tại Đông Nam Á tổ chức giải đấu WSDC và là quốc gia đầu tiên tổ chức WSDC trực tiếp sau đại dịch COVID-19.

leftcenterrightdel
 Các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham gia cuộc thi. Ảnh: PV/Vietnam+

Theo ban tổ chức, việc mang WSDC về Việt Nam nhằm lan tỏa bộ môn tranh biện tiêu chuẩn quốc tế tới các bạn học sinh Việt Nam. Từ đó, giúp các học sinh có cơ hội được học tập và trau dồi những kỹ năng mềm như kỹ năng nói trước đám đông, tư duy phản biện, kỹ năng lãnh đạo hay làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân về những vấn đề trong xã hội.

Bên cạnh đó, WSDC 2023 cũng là một cơ hội để các học sinh được quan sát và trực tiếp cọ xát với những đội tuyển quốc gia hàng đầu thế giới - những học sinh ưu tú nhất đại diện cho đất nước của họ tại giải đấu lần này.

Ông Vũ Anh Tuấn được coi là một trong những những người đặt nền móng cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam. Theo ông Tuấn, ngày nay, giáo dục không còn bị giới hạn trong việc tiếp thu lý thuyết từ sách giáo khoa trong lớp học. Tranh biện đã trở thành một phương thức tìm tòi, khám phá tri thức đầy hấp dẫn dành cho học sinh - những người cần được ươm mầm một cách toàn diện với khả năng nắm bắt tốt hơn về thế giới xung quanh nhằm chuẩn bị để trở thành lớp trẻ sẵn sàng cho thế giới.

Đối với những nhà lãnh đạo của thế hệ tương lai, các em cần kỹ năng lắng nghe chủ động, kỹ năng thuyết phục và kỹ năng tư duy phản biện để trở thành những người có khả năng giao tiếp tốt. Những kỹ năng này sẽ được trau dồi cho các em thông qua quá trình tranh biện.

Cuộc thi sẽ kết thúc vào ngày 28/7./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top