ClockThứ Sáu, 01/05/2020 14:26

Yêu trẻ như giáo viên mầm non

TTH - Từ chỗ chỉ là "điểm tạm dừng chân", ngành học mầm non ở Thừa Thiên Huế đã có sự phát triển vượt bậc và đội ngũ giáo viên ngày càng chuyên nghiệp, thương yêu trẻ và tâm huyết với nghề.

Hỗ trợ 10 thiết bị lọc nước cho các trường mầm non vùng khóGiáo dục mầm non trong bối cảnh cách mạng 4.0Phong Điền: 103 giáo viên tham gia Hội thi “Giáo viên dạy giỏi bậc mầm non”

Vất vả nhưng là niềm đam mê của nhiều cô giáo mầm non

Ăn lương "ké" hợp tác xã

Là trung tâm quận lỵ Vinh Lộc (cũ) trước ngày giải phóng 1975, nhưng xã Vinh Hưng (Phú Lộc) không có trường mẫu giáo. Chỉ sau khi các hợp tác xã nông nghiệp được thành lập vào năm 1979 thì các lớp học mẫu giáo đầu tiên mới được tổ chức và nhanh chóng phát triển. Đến năm 1980, toàn xã có 11 cơ sở mẫu giáo với 460 học sinh.

Các giáo viên đứng lớp chỉ có một số ít ỏi được đào tạo từ đầu, còn lại vừa dạy vừa tranh thủ theo học các lớp bồi dưỡng vào dịp hè. Ở đây, vai trò nổi bật thuộc về các hợp tác xã. Giáo viên mầm non được hợp tác xã trả công dưới hình thức lao động gián tiếp bằng công điểm quy thành thóc và tính theo vụ. Đời sống tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cô trò các lớp mầm non vẫn đảm bảo dạy tốt và học tốt. Đặc biệt, nhờ có hệ thống giáo dục mầm non mà các bậc cha mẹ có điều kiện yên tâm công việc đồng áng. Đó cũng là thực trạng chung của toàn tỉnh lúc bấy giờ.

Ở Thủy Phương (Hương Thủy), cô giáo Nguyễn Thị Hòa là thế hệ giáo viên mầm non đầu tiên. Năm 1987, tốt nghiệp cấp 2, cô Hòa nghỉ học và xin làm cô giáo dạy trẻ. Những năm đầu, cô vừa dạy học vừa tranh thủ theo học các lớp bồi dưỡng hè. Lớp mẫu giáo do cô phụ trách là một cơ sở lẻ ở một đội sản xuất. Dạy và học ngày hai buổi rất nghiêm túc nhưng thu nhập thì "hẻo". Cả vụ chỉ có hơn tạ lúa, phải sống dựa gia đình. Nghề dạy học mẫu giáo bấy giờ chỉ được xem là dành cho những cô gái không có nghề nghiệp ổn định.

Khi không còn chỗ dựa là hợp tác xã vào những năm đầu thập niên 90, những người yêu trẻ như cô giáo Hòa không thể tiếp tục bám theo nghề "chơi với trẻ". Ngành học mầm non được xã hội hóa, chỉ một số ít có biên chế còn lại đa số giáo viên ở nông thôn phải nhận lương ít ỏi từ đóng góp của phụ huynh. Cô Hòa bỏ nghề. Thế nhưng, như phận số định sẵn, cô Hòa đã quay lại lớp học mầm non khi tuổi đã 40 và cách nay tròn đúng 5 năm, cô về hưu.

Được vô biên chế

Chuyện cái sổ hưu cũng là điều mà cô Hòa không ngờ tới. Trở lại nghề "gõ đầu trẻ" khi tuổi đã lớn, cô giáo Hòa chỉ muốn được theo đuổi đam mê dạy học từ nhỏ và cũng yên tâm hơn khi lúc này thu nhập của nghề đã khá lên nhiều.

Chuyện vô biên chế của giáo viên mầm non ở Thừa Thiên Huế là dấu ấn mang tính lịch sử. Năm 2011, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 177 trường mầm non, trong đó có 50 trường bán công thuộc các xã khu vực nông thôn. Cũng vào thời điểm này, toàn tỉnh có 5.180 cán bộ giáo viên, nhân viên ngành học mầm non và trong số đó chưa tới 40% biên chế, còn lại đều đang ở dạng hợp đồng. Không chỉ giáo viên mà ngay cả cán bộ quản lý (hiệu trưởng và hiệu phó) vẫn có rất nhiều trường hợp đang ăn lương hợp đồng. Mang tâm trạng bất ổn khi nghĩ về tương lai nên việc tuyển chọn được đội ngũ giáo viên mầm non qua đào tạo cũng nhỏ giọt. Giáo viên mầm non đều rất ái ngại khi cánh cửa biên chế không rộng mở.

Với những giáo viên mầm non như cô Hòa, ngày 8/12/2012 là thời khắc khó quên khi 100% đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua tờ trình của UBND tỉnh về biên chế giáo dục mầm non trên địa bàn. Theo đó, biên chế đề nghị tăng thêm cho ngành giáo dục mầm non toàn tỉnh được tính vào đầu năm 2012 là 2.756 biên chế.

Khỏi phải nói nhiều niềm vui được vô biên chế Nhà nước của các cô giáo mầm non vốn chỉ có ước mơ lớn nhất trong nghề là được ổn định cuộc sống để yên tâm công tác và có được cuốn sổ hưu dưỡng già. Trở lại trường hợp của cô Hòa. Nếu tính thời vô nghề thì mấy chục năm nhưng xét lúc quay trở lại thì gặp khó. Cân đi nhắc lại, cuối cùng nhờ vận dụng linh hoạt nên cũng toại nguyện, để rồi sau đó "bù tới bù lui", cô Hòa cũng có được cuốn sổ hưu nhớ đời, dù chỉ là ở mức thấp nhất.

Hướng dẫn các bé ở Trường mầm non Âu Lạc vệ sinh cá nhân

Chọn nghề giáo viên mầm non

Cuối năm học 2018 -  2019, toàn tỉnh có 204 trường mầm non với 70.192 trẻ. Đáng nói là, chất lượng của giáo dục mầm non đã tăng lên rõ rệt khi có 46,1% trường đạt chuẩn quốc gia; 119 trường đạt 97,5% hoàn thành kiểm định tự đánh giá chất lượng và chỉ duy nhất 1 trường không đạt, 176 trường đạt tỷ lệ 86,3% hoàn thành kiểm định đánh giá từ bên ngoài và tất cả đều đạt từ cấp 1 đến cấp 3; 100% số xã trong tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

Tạo nên những khởi sắc trong phát triển của ngành học mầm non có nhiều yếu tố, trong đó không thể không tính đến sự phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng của đội ngũ giáo viên, nhân viên ngành học mầm non xấp xỉ con số 5.000 người đã và đang rất yêu nghề và gắn bó với nghề. Cách đây không lâu, ở các trường mầm non tuyến huyện, trên 80% cô giữ trẻ tuổi đời rất trẻ, không được đào tạo và cũng không đến với nghề bằng tình yêu nghề mến trẻ mà coi đây là “làm thêm” chờ cơ hội xin việc thì nay tình hình đã khác. Trở thành giáo viên mầm non là ước mơ của bao cô gái trẻ khi chọn nghề.

Điểm tuyển sinh vào ngành giáo viên mầm non 2 năm gần đây khá cao (17 điểm) và số lượng tuyển sinh của ngành học này của Trường đại học Sư phạm Huế thuộc vào loại rất lớn. Mùa tuyến sinh năm 2020, cùng với ngành giáo viên tiểu học, ngành giáo viên mầm non của Trường đại học Sư phạm Huế có 250 chỉ tiêu, cao nhất toàn trường.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019, lần đầu tiên ở Thừa Thiên Huế diễn ra cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch UBND tỉnh với 400 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trên địa bàn. Có dịp tham dự buổi gặp mặt, chúng tôi ghi nhận tuy vẫn còn nhiều khó khăn và trăn trở nhưng qua câu chuyện sẻ chia cho thấy, đội ngũ này đã và đang gắn bó và tâm huyết với nghề mình đã chọn. Đáng mừng là, ở đây đã có sự gặp gỡ và đồng cảm giữa những giáo viên mầm non với Chủ tịch UBND tỉnh. Hy vọng, thời gian đến đội ngũ này sẽ có được những hỗ trợ kịp thời về các mặt để họ yên tâm công tác, yêu nghề và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp trồng người ở địa phương.

Bài: HUẾ THU - Ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

TIN MỚI

Return to top