Đô thị thông minh: Hướng tới hoàn thiện các dịch vụ

Đô thị thông minh đang góp phần thay đổi diện mạo của Huế. Giờ đây, ĐTMT không chỉ gói gọn ở địa bàn thành phố mà lan tỏa tận vùng nông thôn, góp phần tạo môi trường thông thoáng, thu hút đầu tư, tạo sức bật phát triển kinh tế xã hội.

Để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các dịch vụ của đô thị thông minh cần được lan tỏa nhiều hơn, đó cũng là lý do chúng tôi tổ chức buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, với chủ đề….. ĐÔ THỊ THÔNG MINH: HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN CÁC DỊCH VỤ

Tham dự buổi GLTT có các khách mời:

- Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ         

- Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

- Ông Phan Xuân Hồng, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế

- Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh

- Ông Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Đảng uỷ phường Hương Xuân (TX. Hương Trà)

Phía Báo Thừa Thiên Huế trân trọng giới thiệu:

- Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên Huế;

- Ông Trương Diên Thống, Phó Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên Huế.

Sau 3 năm triển khai dịch vụ ĐTTM, theo ông, điều ấn tượng nhất mà ĐTTM đã tạo ra là gì?

Xuân Vinh - vinhxuan78

Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Ông Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. Ảnh: Nhật Minh

Quan điểm phát triển “Dịch vụ đô thị thông minh” là lấy người dân làm trung tâm; Doanh nghiệp làm động lực; Nhà nước kiến tạo. Ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2019, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (Trung tâm IOC) được xem là trái tim của dịch vụ đô thị thông minh đã xây dựng, đưa vào vận hành các dịch vụ đô thị thông minh và duy trì thực hiện theo quan điểm xuyên suốt từ định hướng ban đầu.

Đến nay, Trung tâm IOC đã triển khai đồng thời trên 20 dịch vụ đô thị thông minh. Một số dịch vụ, giải pháp vẫn còn trong quá trình thí điểm, phần lớn các giải pháp, dịch vụ đã dần đưa vào cuộc sống. Song song với đó, doanh nghiệp cùng tham gia vào việc xây dựng các ứng dụng phục vụ đô thị thông minh, phát huy vai trò động lực cung cấp sản phẩm dịch vụ công nghệ. Có thể thấy rằng, Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát huy vai trò kiến tạo, quản lý xã hội và cung cấp dịch vụ công cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hệ thống thông tin của tỉnh. Có thể nói, dịch vụ đô thị thông minh đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nghi lễ Công bố Dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (năm 2019). Ảnh: TTĐTTM

Sau 3 năm triển khai trên phạm vị toàn tỉnh, Dịch vụ đô thị thông minh đã mang lại một số kết quả khá ấn tượng và bước đầu được ghi nhận.

Với người dân, dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng Hue-S được xem là công cụ kết nối người dân, doanh nghiệp và chính quyền, nơi mà chính người dân với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh sẽ là một kênh cảm biến xã hội trong hệ sinh thái đô thị thông minh.

Đến thời điểm hiện tại, dịch vụ phản ánh hiện trường là mô hình mẫu về Chuyển đổi số, thông qua môi trường mạng, sử dụng các phương tiện di động, ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số. Mọi thao tác phản ánh của người dân và xử lý của cơ quan nhà nước đều được thực hiện trên môi trường mạng, thông qua các ứng dụng hỗ trợ online (Hue-S, Hue-G), hệ thống cổng thông tin tương tác của tỉnh. Đồng thời để quy định cụ thể về việc tương tác này, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 04/8/2020 quy định việc tiếp nhận, xử lý phản ánh hiện trường của cá nhân, tổ chức thông qua hệ thống thông tin phản ánh hiện trường thuộc phạm vi quản lý của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; UBND cấp xã; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích (các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh..)

Thời gian qua, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh vinh dự nhận được các gửi thưởng như: Hai năm liên tiếp đạt danh hiệu Sao Khuê 2020, 2021; Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam năm 2019 (hạng mục cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc do Hội truyền thông số Việt Nam trao tặng); Tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Ban tổ chức giải thưởng viễn thông châu Á năm 2019 vinh danh với hạng mục giải pháp thành phố thông minh sáng tạo châu Á. Ngoài ra Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh cũng vinh dự được các đoàn lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương đến làm việc, tham quan. Hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều cử các đoàn đến tham quan, học tập mô hình.

Giám đốc Trung tâm IOC Nguyễn Dương Anh nhận danh hiệu Sao Khuê năm 2020. Ảnh: TTĐTTM

 

 

Hạ tầng viễn thông được xem là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên các dịch vụ ĐTTM, ông cho biết, ĐTTM ở Huế hiện trang hạ tầng viễn thông đang ra sao?

Đức Phan - phanducnguyen

Ông Phan Xuân Hồng, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế

Ông Phan Xuân Hồng, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế. Ảnh: Nhật Minh

Là doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin, chúng tôi có 2 mảng hạ tầng là hạ tầng hữu tuyến (cáp quang băng thông rộng), hiện đã đến được 100% xã, thị trấn. Đây là huyết mạch cần thiết để kết nối. Viettel cũng là một trong những nhà mạng kết nối hạ tầng băng thông rộng nhất.

Về hạ tầng vô tuyến là các trạm phát sóng di động BTS, chúng tôi đã có hơn 600 trạm, 100% xã có trạm BTS 3G, 4G và tiến tới là 5G, hạ tầng di động của chúng tôi đã phủ toàn bộ địa bàn tỉnh và là nhà mạng có độ phủ rộng nhất trong tất cả nhà mạng. Đây là thuận lợi để có thể triển khai tốt các giải pháp về công nghệ thông tin.

So với các tỉnh thành khác, có thể tiềm lực Huế không bằng, vậy dựa vào nền tảng nào, Huế mạnh dạn triển khai dịch vụ ĐTTM sớm?

Nguyễn Minh Diệu - dieu178945

Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Tỉnh đã kết thừa thành quả xây dựng chính quyền ĐTTM, phát huy những giá trị đạt được đó với các dịch vụ ĐTTM được cho là đi sớm hơn các địa phương khác và đúng với hướng phát triển chuyển đổi số của quốc gia hiện nay. Đây được coi là nền tảng vững chắc, khả thi khi tỉnh triển khai các dịch vụ ĐTTM trong thời gian qua.

Bên cạnh đó còn có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị; có sự quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, người đứng đầu các cấp, ngành; có văn hóa công vụ kiên trì, bền bỉ khi hành động. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh không chỉ ủng hộ việc phát triển CNTT của tỉnh mà còn am hiểu về các lĩnh vực CNTT, các công nghệ mới, đây cũng là một điều hết sức thuận lợi.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh (tháng 12/2020)

Các mô hình quản trị được hình thành, chuẩn hóa cho phù hợp; cán bộ công chức, viên chức vận hành và tham gia vào hệ thống thông tin của tỉnh đều có năng lực thực hiện, hàng năm đều được quan tâm, bồi dưỡng nhận thức, đào tạo đầy đủ, bài bản về CNTT, các dịch vụ CNTT, đào tạo về an toàn thông tin để đảm bảo việc thực hiện các nghiệp vụ, thao trác trên hệ thống ứng dụng được an toàn và thuận tiện.

Với quan điểm “hạ tầng dùng chung, cơ sở dữ liệu tập trung”, tỉnh cũng đã từng bước xây dựng một nền tảng hạ tầng tương đối đồng bộ bước đầu đáp ứng cho triển khai dịch vụ đô thị thông minh. Thừa Thiên Huế đã và luôn có cách làm sáng tạo thông qua các phương châm hành động.

 “Kinh phí đầu tư lớn không có nghĩa là sẽ hiệu quả” vì bản chất của ứng dụng công nghệ thông tin là tính kế thừa, có tính liên kết, từ đó tạo nên quy trình và con người thao tác, thực hiện trên đó. Kinh phí đầu tư bước đầu tuy có hạn hẹp, không ít các khó khăn trong việc đầu tư ban đầu về công nghệ, con người, các giải pháp ứng dụng vào đô thị thông minh. Tuy nhiên, những khó khăn đó lại là cơ hội để cả tập thể cùng phát huy tính sáng tạo, có trách nhiệm tham mưu triển khai.

Với tư cách là người quản lý ngành khoa học công nghệ, ông đánh giá như thế nào về hàm lượng công nghệ đang áp dụng trong các dịch vụ ĐTTM? Với hàm lượng ấy, có đáp ứng được nhu cầu hiện nay?

An An - annth89

Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Kim Tùng - Phó Giám Sở Khoa học Công nghệ. Ảnh: Nhật Minh

Trước hết, để xem xét hàm lượng công nghệ, cần xem xét đến thành phần chính: quan trọng là tổ chức và con người, quan trọng không kém là thông tin và kỹ thuật.

Các thành phần cấu thành của một công nghệ có quan hệ cơ hữu, tức là công nghệ nào cũng luôn có đầy đủ bốn thành phần, nếu thiếu một trong những thành phần trên thì xem như hàm lượng công nghệ bằng 0.

Như vậy, với các dịch vụ ĐTTM Thừa Thiên Huế đang triển khai, qua lý luận và thực tiễn xem xét, đánh giá, hàm lượng công nghệ của mỗi dịch vụ ĐTTM đều đạt giá trị cao (>0,5) trên các chỉ tiêu thành phần về kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức.

Để đáp ứng được nhu cầu hiện nay, chúng ta cần xem xét, nâng cao hàm lượng công nghệ đang áp dụng trong các dịch vụ ĐTTM đối với các thành phần về con người, tổ chức vì đây cũng là hai thành phần quyết định đến thành phần kỹ thuật, thông tin.

Điều này cũng phù hợp với các định hướng của Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 9/8/2021 của Tỉnh uỷ về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó, 2 nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên của Nghị quyết chính là chú trọng đến các thành phần về con người, tổ chức như xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ; Phát huy, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ… Các tổ chức cần phối hợp liên kết, con người cũng phải đồng lòng. Nếu cải thiện thêm về 2 yếu tố thông tin và con người, trong tương lai, chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao hơn.

Việc áp dụng các dịch vụ ĐTTM đòi hỏi nền tảng cơ sở vật chất, thiết bị tương thích. Vậy, UBND phường Vĩnh Ninh có gặp khó khăn nào trong quá trình triển khai hay không?

Quý Minh - minhquy1987

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh. Ảnh: Nhật Minh

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng trong xử lý các nội dung phản ánh hiện trường (PAHT), Sở Thông tin Truyền Thông đã trang cấp cho UBND phường và Công an phường mỗi đơn vị một bộ máy vi tính. Việc này đã hỗ trợ rất kịp thời cho chính quyền địa phương trong việc xử lý các nội dung PAHT. Hiện nay, trên địa bàn phường có một số cụm camera của ĐTTM để tiếp nhận thông tin và xử lý. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa, chúng tôi đề nghị cho đầu tư thêm một số cụm camera tại các điểm công cộng, đồng thời cần có sự kết nối, chia sẻ thông tin, hình ảnh giữa hệ thống camera của phường và hệ thống camera ĐTTM nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu nhất trong công tác quản lý.

Thứ hai là yếu tố con người, cần đầu tư tập huấn để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, từ đó phát huy tối đa hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý phản ánh hiện trường.

Lý do nào Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chọn Thừa Thiên Huế để hợp tác chiến lược ?

Quang Minh - minh778899

Ông Phan Xuân Hồng, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế

Năm 2016, Tập đoàn Viettel đã ký hợp đồng hợp tác với UBND tỉnh. Trước đó, một số đối tác đã ký kết với Thừa Thiên Huế nhưng khi vào hợp tác làm việc tại tỉnh, chúng tôi thấy sự quyết tâm cao, sự quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, Sở Thông tin truyền thông và các đơn vị khác trong việc chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ đã thống nhất ký kết. Lý do thứ hai là so với các tỉnh khác, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Thừa Thiên Huế khá hùng hậu, có chuyên môn cao nên khi bắt tay vào làm rất thuận lợi, chúng tôi đã thường xuyên ra vào trao đổi chuyên môn với nhau để giải các bài toán đặt ra trong quản lý và phục vụ người dân. Do đó tập đoàn tập trung đầu tư nhân lực, vật lực cho Huế để Huế trở thành tỉnh có trình độ về công nghệ thông tin hàng đầu của toàn quốc trong ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và phục vụ người dân.

Nhiều người dân nông thôn cho rằng dịch vụ ĐTTM vẫn chưa được “phủ sóng”, từ góc nhìn địa phương, ông có thể chia sẻ quan điểm về suy nghĩ của người dân.

Minh Hương - huongminhhue

Ông Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Đảng uỷ phường Hương Xuân (TX. Hương Trà)

Ông Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Đảng ủy phường Hương Xuân (Hương Trà). Ảnh: Nhật Minh

Tôi nghĩ đó chỉ là số ít, bởi dịch vụ ĐTTM Hue-S thật sự được rất nhiều người dân tiếp cận, do đó độ phủ sóng rất lớn. Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, những tính năng, công cụ hỗ trợ của Hue-S đã thật sự phát huy, nhất là con em xa quê, người về từ các tỉnh, thành. Gần như mọi người đều tải và đăng ký ứng dụng Hue-S trên điện thoại cá nhân.

Tuy nhiên để Hue-S thật sự phủ sóng đến người dân nông thôn, điều quan trong nhất là tính tương tác giữa cấp ủy chính quyền và người dân. Cấp ủy chính quyền phải xem Hue-S là công cụ, thước đo trong phục vụ nhân dân, những phản ánh hiện trường phải được xem xét giải quyết, phải đối diện, không được né tránh để đem lại niềm tin cho người dân, mà dân tin thì Hue-S mới thật sự phủ sóng đúng nghĩa.

Có câu chuyện mà tôi cảm thấy vui đó là người dân khi điện thoại tới tôi để phản ánh, dù tôi có giải thích nhưng bà con chưa thỏa mãn, sau đó nói rằng sẽ phản ánh lên Hue-S. Điều đó chứng tỏ Hue-S đã thật sự phủ sóng đúng nghĩa.

Việc triển khai, áp dụng các dịch vụ ĐTTM có tạo nên sự chuyển biến nào tại địa bàn? Tỷ lệ vụ việc dịch vụ ĐTTM cũng không thể giải quyết được và lý do là gì?

Quang Nhân - quangvo86

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh

- Phường Vĩnh Ninh đặc thù là phường đô thị, địa bàn có nhiều điểm phức tạp về trật tự đô thị (TTĐT), tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè, đậu đỗ ô tô, xe máy trái quy định thường xuyên xảy ra. Từ khi triển khai, áp dụng dịch vụ ĐTTM, UBND phường nhận nhiều nội dung về phản ánh hiện trường (PAHT), trong đó đa số là các nội dung phản ánh đến lĩnh vực trật tự đô thị (TTĐT) và vệ sinh môi trường (VSMT). Nhờ có các phản ánh nên chính quyền địa phương kịp thời nắm thông tin và kịp thời chỉ đạo lực lượng xử lý. Kết quả trong những năm vừa qua, tình hình TTĐT, VSMT trên địa bàn phường Vĩnh Ninh có nhiều chuyển biến rõ rệt, được đánh giá cao.

Toàn cảnh trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: TTĐTTM

- Tỷ lệ các PAHT chính quyền địa phương không thể giải quyết được chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu tập trung vào nội dung phản ánh về việc đi vệ sinh, phóng uế nơi công cộng. Lý do nội dung thông tin cung cấp hình ảnh không rõ ràng, thời điểm phản ánh đến cấp chính quyền mất một khoảng thời gian, nên việc UBND phường cho thẩm tra, xác minh rất khó khăn, thường không xác định được đối tượng để xử lý vi phạm hành chính.

Để sử dụng các dịch vụ ĐTTM, chúng tôi cần có điện thoại thông minh. Nhưng nếu không có loại điện thoại đó, chúng tôi phải làm thế nào để phản ánh tới cơ quan chức năng? Nên chăng “phủ sóng” đường dây nóng để chúng tôi phản ánh?

Tiến Dũng - tiendung99

Ông Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Đảng uỷ phường Hương Xuân (TX. Hương Trà)

Để sử dụng các dịch vụ đô thị thông minh, chúng tôi thấy có nhiều cách để người dân có thể phản ánh như:

-        Vào trang thông tin điện tử tại địa chỉ tuongtac.thuathienhue.gov.vn

-        Vào APP STORE trên ứng dụng IOS để tải Hue-S hoặc vào GOOGLE PLAY trên ứng dụng ANDROID để tải Hue-S 

-        Qua đường dây nóng 19001075

Cán bộ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tư vấn cho người dân qua đường dây nóng 19001075. Ảnh: QT

Dường như ĐTTM chỉ gói gọn ở Huế, tại các địa phương khác, các dịch vụ ĐTTM vẫn chưa phổ biến. Người dân vùng nông thôn muốn phản ánh cũng khó khăn, và nếu phản ánh được thì việc phản hồi từ phía cơ quan chức năng thường lâu hơn. Nguyên do tại sao?

Thanh Phương - thanhphuong78

Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Dịch vụ ĐTTM thực tế được sử dụng nhiều ở địa bàn TP. Huế so với các địa phương khác, bởi TP. Huế có sự thuận lợi hơn về điều kiện hạ tầng, phương tiện tương tác và quan trọng là nhận thức và nhu cầu sử dụng của người dân. Bản chất ở đây là sự thay đổi về thói quen, chứ không hẳn là do chênh lệch quá lớn về các điều kiện giữa các địa phương. Tất cả các dịch vụ đều đến được với người dân. Các quy trình thực hiện được áp dụng cho phạm vi toàn tỉnh; người dân tiếp cận các dịch vụ đều như nhau nếu có phương tiện, thiết bị; thời gian phản hồi các phản ánh được áp dụng theo quy định do UBND tỉnh ban hành áp dụng cho tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

Cán bộ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tiếp nhận phản ánh kiến nghị và vận hành hệ thống tổng đài 19001075. Ảnh: TTDTTM

Các phản ánh hiện nay, khi được tiếp nhận, xử lý đều được áp dụng quy trình đồng nhất, đảm bảo các yêu cầu về trách nhiệm và có sự giám sát, đốc thúc. Không có sự phân biệt lớn về địa bàn phản ánh, thậm chí các vùng nông thôn còn có tốc độ phản hồi và kết quả xử lý nhanh hơn. Việc có kết quả chậm trễ hoặc mức độ đánh giá hài lòng thấp đều được báo cáo, ghi nhận đưa vào kết quả đánh giá mức độ hoàn thành của các địa phương, đơn vị theo quy định.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp tiến độ xử lý có mốc hẹn dài do tính chất các vụ việc, điều kiện xử lý của địa phương chưa đảm bảo, hoặc vấn đề phản ánh cần có phương án xử lý nằm ngoài khả năng giải quyết của địa phương (Ví dụ: Tiến độ sửa một số cung đường phụ thuộc vào kế hoạch chung của địa phương, ngành, không thể trong 7 ngày hoặc 30 ngày là có thể xử lý riêng cho người dân)

Ông Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Đảng uỷ phường Hương Xuân (TX. Hương Trà):

Tôi nghĩ vấn đề này tuỳ theo địa bàn, nếu làm theo kiểu đối phó, người dân sẽ khó thoả mãn, tính tương tác giảm dần, làm mất niềm tin. Ngược lại, nếu làm tốt, tiếp nhận thông tin và xử lý rốt ráo sẽ tạo ra niềm tin cho cộng đồng.

 
Được biết, đơn vị đang triển khai nhiều dự án phát triển các sản phẩm, ngành nghề theo hướng công nghệ cao. Vậy, ĐTTM giúp gì cho các dự án này, sự tương tác ở mức độ nào?

Quý Cát - cat18998

Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ

Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đề ra: “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng làm việc tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (Tháng 12/2020). Ảnh: TTĐTMT

Xây dựng ĐTTM vừa là đòn bẩy về kinh tế, vừa là xu thế tất yếu của thời đại. Có thể thấy rằng các dự án phát triển các sản phẩm, ngành nghề theo hướng công nghệ cao của ngành KHCN có mối quan hệ hữu cơ với ĐTTM. Cụ thể là từ các khâu đề xuất, lập dự án phải căn cứ vào tình hình thực tiễn, số liệu điều tra, dự báo,… từ ĐTTM cho đến khâu triển khai, vận hành, quản lý trên môi trường số phải chia sẻ, kết nối dữ liệu với ĐTTM để tạo sự đồng bộ.

Lấy ví dụ về triển khai dự án của Bộ KHCN về “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tràm Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế”. Từ các khâu điều tra, đề xuất, xây dựng và triển khai dự án đều gắn kết, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, quan trắc môi trường, Gis-Hue của ĐTTM.

Sau khi triển khai thành công dự án, các dữ liệu về hộ kinh doanh, sản phẩm… chúng tôi cũng sẽ chia sẻ trở lại để vun đắp cho dữ liệu của ĐTTM.

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh

PAHT trong ĐTTM là một kênh tiếp nhận thông tin của nhân dân, sử dụng trên nền tảng công nghệ 4.0. Nhưng nội dung phản ánh thể hiện quyền làm chủ, quyền giám sát của người dân trong thực hiện nhiệm vụ nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Từ khi triển khai từ tháng 7/2019, số lượng PAHT của phường Vĩnh Ninh tiếp nhận ngày càng nhiều, càng lúc càng đa dạng, chứng tỏ dịch vụ ĐTTM đã được người dân ngày càng quan tâm. Mỗi phản ánh là một nội dung góp ý, hỗ trợ cho chính quyền địa phương kịp thời nắm bắt thông tin, kịp thời đưa ra hướng xử lý giúp phường Vĩnh Ninh nói riêng và Thành phố Huế nói chung ngày các tốt hơn, đẹp hơn.

Mỗi nội dung phản ánh là một thông tin giúp chính quyền địa phương kịp thời đưa ra phương án xử lý, việc ứng dụng xử lý PAHT cài đặt trên điện thoại giúp cho cán bộ, công chức kịp thời tiếp nhận thông tin. Sau thời gian triển khai, cách thức tiếp nhận, xử lý của cán bộ công chức ngày càng hoàn thiện hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn.

Nhiều địa phương vùng nông thôn, nguồn lực hạn chế dẫn đến việc máy móc, hạ tầng chưa tương thích. Đó có phải lý do dẫn đến việc nhiều người dân vùng nông thôn chưa tiếp cận được với dịch vụ ĐTTM?

Xuân Kiên - kienxuannguyen1988

Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Ông Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Đảng uỷ phường Hương Xuân (TX. Hương Trà): Phường Hương Xuân cũng như các địa phương xã, phường khác trên địa bàn tỉnh đều đươc tỉnh, thị xã đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất, cán bộ công chức đều được tập huấn, đào tạo bài bản để phục vụ cho công dân. Do đó không thể nói vì thiếu máy móc, cơ sở vật chất dẫn đến người dân nông thôn chưa được tiếp cận.

Tuy nhiên, để dịch vụ ĐTTM tiếp cận nhiều hơn với người dân nông thôn cần các yếu tố:

Trước hết, chúng ta cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông đến với bà con để bà con thay đổi thói quen, cách tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ĐTTM;

Thứ hai Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện các tính năng trên ứng dụng Hue-S để có thể đáp ứng nhu cầu người dân;

Thứ ba người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở cơ sở phải thật sự nêu gương trong công tác đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương mình.

Thứ tư, lấy sự hài lòng của công dân, tổ chức làm thước đo, đánh giá chất lượng hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Hiệu ứng các dịch vụ ĐTTM được người dân hưởng ứng như thế nào và cán bộ công chức phải thay đổi ra sao để tiếp nhận, triển khai các dịch vụ ĐTTM.

Bảo Long - blong1988

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh

PAHT trong ĐTTM là một kênh tiếp nhận thông tin của nhân dân, sử dụng trên nền tảng công nghệ 4.0. Nhưng nội dung phản ánh thể hiện quyền làm chủ, quyền giám sát của người dân trong thực hiện nhiệm vụ nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Từ khi triển khai từ tháng 7/2019, số lượng PAHT của phường Vĩnh Ninh tiếp nhận ngày càng nhiều, càng lúc càng đa dạng, chứng tỏ dịch vụ ĐTTM đã được người dân ngày càng quan tâm. Mỗi phản ánh là một nội dung góp ý, hỗ trợ cho chính quyền địa phương kịp thời nắm bắt thông tin, kịp thời đưa ra hướng xử lý giúp phường Vĩnh Ninh nói riêng và Thành phố Huế nói chung ngày các tốt hơn, đẹp hơn.

Mỗi nội dung phản ánh là một thông tin giúp chính quyền địa phương kịp thời đưa ra phương án xử lý, việc ứng dụng xử lý PAHT cài đặt trên điện thoại giúp cho cán bộ, công chức kịp thời tiếp nhận thông tin. Sau thời gian triển khai, cách thức tiếp nhận, xử lý của cán bộ công chức ngày càng hoàn thiện hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn.

Hội ý tư vấn trả lời công dân về thông tin phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: A.Túc

Địa phương có đặt ra yêu cầu gì khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân không. Vì có những sự việc phản ánh vẫn lâu giải quyết?

Thanh Thanh - thanhthanh77

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh

Trong các trường hợp giải quyết PAHT, đa số các nội dung thuộc thẩm quyền thì UBND phường giải quyết và trả lời kịp thời. Tuy nhiên vẫn xuất hiện một số trường hợp xử lý PAHT chậm do mất nhiều thời gian xác minh; do vụ việc liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành; cũng như do một số nội dung phản ánh khó có thể giải quyết trong ngày một ngày hai.

Tiếp nhận và kiểm tra thông tin ở IOC. Ảnh: A.Túc

Cụ thể, trong quá trình tiếp nhận, một số nội dung PAHT liên quan đến các vấn đề như đốt vàng mã, đổ rác thải trái nơi quy định… việc cung cấp hình ảnh, thông tin chưa đảm bảo dẫn đến việc thẩm tra, xác minh của chính quyền địa phương mất nhiều thời gian. Công chức tham gia xử lý các PAHT kiêm nhiệm nên đôi lúc xử lý, trả lời còn chậm, một số nội dung phản ánh vào thời điểm lễ tết nên thời gian kiểm tra xử lý bị kéo dài.

UBND phường rất mong tiếp nhận thêm nhiều nội dung phản ánh của người dân, nhưng cũng mong người dân cung cấp thông tin cụ thể hơn, chính xác hơn. Ngoài ra, với những vấn đề cấp bách như thông tin dịch bệnh… kiến nghị Sở TT&TT phân loại nhằm đặt ưu tiên về thời gian xử lý nhanh chóng hơn, kịp thời hơn cho người dân, thay vì theo đúng quy trình 10-12 ngày như với các vấn đề thông thường khác.

Nhiều người dân nông thôn cho rằng dịch vụ ĐTTM vẫn chưa được “phủ sóng”, từ góc nhìn địa phương, ông có thể chia sẻ quan điểm về suy nghĩ của người dân.

Đức Tín - tinlee88

Ông Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Đảng uỷ phường Hương Xuân (TX. Hương Trà)

Phường Hương Xuân cũng như các địa phương xã, phường khác trên địa bàn tỉnh được đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất, cán bộ công chức đều được tập huấn, đào tạo bài bản để phục vụ cho công dân và tổ chức. Do đó không thể nói vì thiếu máy móc, cơ sở vật chất mà dẫn đến người dân nông thôn chưa được tiếp cận dịch vụ ĐTTM.

Trong các dịch vụ ĐTTM, phản ánh hiện trường được xem là kênh người dân quan tâm nhất. Rất nhiều vụ việc tiêu cực được dân phản ánh qua kênh này. Vậy, mức độ giải quyết những thông tin phản ánh đó ra sao? Cụ thể ở công tác phòng chống dịch COVID-19 ra sao?

Lê Na - nale8899

Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Tư vấn về các chế độ hỗ trợ cho người dân Huế tại TP. Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Ảnh Ng.Thịnh

Ngày càng nhiều vụ việc được người dân phản ánh bởi họ đã tin cậy vào cơ chế bảo mật thông tin, quy trình xử lý và thực tế các kết quả luôn công khai, minh bạch.

Các phản ánh luôn được chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định, được giám sát và đốc thúc để đáp ứng mong đợi của người dân. Công khai, minh bạch thông tin là một thách thức hiện nay, đặc biệt là các phản ánh của người dân về những vấn đề tồn tại, bất cập và bức xúc trong xã hội.

Với các phản ánh quá hạn, người dân chưa hài lòng đều được Sở TT&TT tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, giao ban giải quyết. Từ khi dịch vụ được kích hoạt, hệ thống đã nhận được 37.000 phản ánh, trong đó số phản ánh đủ điều kiện tiếp nhận: 22.954 phản ánh. Tổng thể chung mức độ hài lòng của người dân đối với các kết quả phản ánh là 80%, với sự tham gia của 224 cơ quan có chức năng, đã xử lý hơn 26.000 phản ánh qua 2 năm qua. Đây là những con số khẳng định tính quyết liệu, hiệu quả xử lý của dịch vụ ĐTTM của Tỉnh.

Tuy nhiên, cũng cần nói đến thực tế kỳ vọng của người dân khi sử dụng dịch vụ phản ánh hiện trường là cao. Lực lượng xử lý phản ánh hiện trường ở các địa phương còn mỏng, thiếu phương tiện nghiệp vụ, có ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xử lý. Một bộ phận người dân chưa có ý thức cao, dẫn đến tái diễn vụ việc, làm số lượng phản ánh hiện trường tăng nhiều, gây áp lực xử lý. Bên cạnh các vấn đề bất cập, dịch vụ phản ánh hiện trường cũng đã được người dân hưởng ứng triển khai và qua đó các giá trị về con người, văn hóa, nhân đạo.v.v. đã được phát huy một cách tích cực, nhiều gương tốt việc tốt được tìm thấy, nhiều hành động nhân văn được phát triển và đặc biệt là nhiều hoạt động đã góp phần thúc đẩy phát triển chương trình “Chủ nhật Xanh” do tỉnh phát động qua đó góp phần thúc đẩy hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế Xanh – Sạch – Sáng.

Đối với Dịch bệnh COVID-19, qua những phản ánh của người dân thì cơ quan chức năng xử lý rất nhanh. Góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh.

Theo ông, tại sao những dịch vụ hợp xu thế hiện nay như, dịch vụ công trực tuyến, vì sao người dân ít mặn mà?

Phan Huy - phanhuynguyen

Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ

Tuy tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đã được các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh cung cấp, đạt tỷ lệ 100%, chúng ta xem xét sự tham gia của người dân và doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, tính đến tháng 8/2020, tỷ lệ tham gia vào khối dịch vụ công trực tuyến tăng cao đột biến (đạt khoảng 62% tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến, cao hơn so với tỷ lệ đưa ra của chính phủ là 50%). Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong tham gia dịch vụ công trực tuyến như giảm 100% chi phí bưu chính công ích, chi phí chuyển phát hồ sơ và các dịch vụ miễn phí khác như tư vấn miễn phí thành lập thay đổi mô hình doanh nghiệp…

Theo dõi các xe vi phạm qua camera giao thông tại trung tâm điều hành đô thị thông minh. Ảnh: Ng.Thịnh

Tuy nhiên, về phía người dân, tỷ lệ tham gia chưa nhiều, chủ yếu là ở các khu vực không thuộc trung tâm thành phố. Do hạ tầng công nghệ (người dân vùng sâu vùng xa chưa có smartphone, tài khoản…). Ngoài smartphone, khó khăn mà người dân gặp phải là họ chưa có các tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tuyến….

Về phía cơ quan cung cấp, cán bộ một cửa chưa được tập huấn, trình độ kỹ năng chưa đồng đều; thực hiện kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, nên chưa đạt sự chuyên nghiệp đồng bộ trong phân công, phân bổ hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, về thiết chế, các chế tài quy phạm pháp luật chưa đủ mạnh, đủ sức răn đe, nhắc nhở các công chức, viên chức tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, tạo sự hài lòng trong phục vụ công dân, tổ chức giải quyết hồ sợ thủ tục hành chính.

Thời gian qua, Viettel đã hợp tác thành công với tỉnh trên nhiều lĩnh vực, tập trung vào công tác chuyển đổi số, lấy Huế là địa phương để triển khai các mô hình điểm về phát triển công nghệ thông tin, ông có thể nói rõ hơn về điều này ?

Đăng Khoa - khoa3081988

Ông Phan Xuân Hồng, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế

Đoàn Công tác của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Trung tâm IOC (Tháng 9/2019)

Về các giải pháp công nghệ thông tin, xuất phát từ bài toán trong quản lý của chính quyền các cấp và người dân là làm sao để ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin để thực hiện hiệu quả hơn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đặt ra bài toán thực tế trong phục vụ nhu cầu của người dân, sau đó Tập đoàn Viettel sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để cùng nhau giải bài toán đó bằng giải pháp công nghệ. Quan điểm của tỉnh là sẵn sàng tiếp nhận và thử nghiệm các giải pháp công nghệ thông tin để ngày càng hoàn thiện hơn đô thị thông minh từ đó phục vụ người dân ngày càng hiệu quả hơn. Điều này cho thấy quyết tâm cao của tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi cho Viettel phối hợp triển khai các giải pháp công nghệ thông tin cho Thừa Thiên Huế.

Ngoài phản ánh hiện trường, các dịch vụ khác vẫn chưa được quan tâm. Liệu rằng chúng ta có nên giám sát luôn các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, hành chính…?

Xuân Thủy - xuanthuy77

Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Về cơ bản, dịch vụ phản ánh hiện trường không hạn chế lĩnh vực tiếp nhận nên các bất cập trên các lĩnh vực nói trên đều được tiếp nhận và xử lý theo quy định.

Tỉnh đã xây dựng Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” với mục tiêu là: “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân, doanh nghiệp quan tâm như: giao thông, y tế, giáo dục…; đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện”.

Nhân viên trung tâm IOC theo dõi camera an ninh nhằm chống dịch. Ảnh: QT

Hiện nay, chức năng “Giáo dục đào tạo, y tế sức khỏe, dịch vụ công trực tuyến,..” đã được tích hợp lên ứng dụng Hue-S. Người dân có thể trực tiếp thao tác, theo dõi và lưu trữ thông tin, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số - xu hướng tất yếu hiện nay trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Các dịch vụ khác đã và đang được triển khai chủ động tại mỗi ngành theo chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số đề ra, trong đó tập trung vào việc đưa ra nhiều hơn các ứng dụng phục vụ cho cá nhân, tổ chức doanh nghiệp. Các dịch vụ khác này sẽ sớm được kết nối, gia tăng tương tác, phát huy hiệu quả rõ nét hơn trên nền tảng Hue-S để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều hơn. Khi người dân, xã hội đã quan tâm sử dụng dịch vụ phản ánh hiện trường, thì với các lĩnh vực khác, tự nhiên sẽ tìm đến với Hue-S, các quan tâm nóng sẽ được các ngành ưu tiên cung cấp.

Nhiều người đang nhắc đến cụm từ nông thôn văn minh hay xã thông minh, tuy nhiên nhìn tại địa phương mình chẳng có dấu hiệu gì là thông minh. Riêng địa phương ông đang quản lý, “mức độ” thông minh đã đến đâu và dấu hiệu nào để nhận biết?

Ngọc Bảo - baongoc88

Ông Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Đảng uỷ phường Hương Xuân (TX. Hương Trà)

Cụm từ nông thôn văn minh hay xã thông minh chỉ là tên gọi theo xu hướng thời kỳ công nghiệp 4.0. Lâu nay chúng ta xây dựng phường văn minh đô thị hay xã nông thôn mới thì xây dựng xã thông minh hay phường thông minh nhằm mục tiêu hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”.

Đối với phường Hương Xuân, những năm qua chúng tôi luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu khối xã, phường của thị xã Hương Trà trong công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương xây dựng lộ trình để đáp ứng được các tiêu chí về xây dựng phường thông minh và cơ chế vận hành phường thông minh theo lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.

Viettel đã cùng tỉnh triển khai các giải pháp ứng dụng những công nghệ hiện đại 4.0 để giải quyết những vấn đề rất cụ thể, trong thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục hợp tác như thế nào, trên những lĩnh vực gì, thưa ông ?

Văn Hải - havanhai87

Ông Phan Xuân Hồng, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế

Hiện nay, Viettel đang hợp tác chặt chẽ với tỉnh, cụ thể là Sở Thông tin và Truyền thông để ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống ĐTTM, “thông minh hóa” nó lên bằng trí tuệ nhân tạo AI, từ đó đỡ bớt một phần nhân lực phục vụ hệ thống.

Thứ hai, Viettel sẽ hợp tác với các sở, ngành và huyện trong các lĩnh vực đô thị thông minh nếu họ có nhu cầu làm. Từ đó tạo điều kiện mở rộng và liên kết dữ liệu cho hệ thống ĐTTM của tỉnh nhằm phục vụ người dân với phạm vi rộng hơn, hiệu quả ngày càng cao hơn.

Chúng ta tạo ra nhiều thành quả đáng khích lệ trong các dịch vụ ĐTTM. Song, so với bình diện chung của khu vực và thế giới. Các dịch ĐTTM của Huế có độ “thông minh” vẫn còn hạn chế, quan điểm của ông về vấn đề này?

Duy Nam - duynamhues

Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ

Phát triển đô thị thông minh thực sự là một “cuộc chơi lớn”, trong đó cần có “người cùng chơi” có “tầm nhìn”, “chiến lược”, “tiềm lực” hướng tới mục tiêu cuộc sống hạnh phúc, sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ môi trường và thiết lập hệ sinh thái đô thị phát triển bền vững.

Theo tôi, các dịch vụ ĐTTM của Thừa Thiên Huế về cơ bản đã đáp ứng các tiêu chuẩn trên, có “người cùng chơi”, có “tầm nhìn”, có “chiến lược” thông qua các chương trình hành động, các kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 và các kế hoạch từng năm.

Đồng chí Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm và làm việc tại Trung tâm IOC (Tháng 8/2019)

Minh chứng là chỉ số ICT (sẵn sàng ứng dụng CNTT), Chính phủ điện tử, … hàng năm của Thừa Thiên Huế luôn trong top 3 trên 63 tỉnh thành toàn quốc; đồng hành là các chương trình Chủ nhật xanh, Thừa Thiên Huế xanh – sạch – sáng …;  đặc biệt là mô hình ĐTTM của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Ban tổ chức giải thưởng Viễn thông châu Á - Telecom Asia Awards 2019 trao giải “Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á”; … Xét về tổng quan, Thừa Thiên Huế đã có những bước đi đúng đắn.

Để độ “thông minh” không còn hạn chế và vươn tầm khu vực, thế giới, chúng ta cần giải quyết bài toán về một “cuộc chơi lớn”, trong đó cần phải mở rộng quy mô, mời gọi “người cùng chơi” là các tỉnh thành bạn, các bộ ngành trung ương để ĐTTM của Thừa Thiên Huế va chạm thực tiễn và “thông minh hơn nữa”, có thương hiệu để phát triển.

Huế đang đi đúng hướng trong việc đẩy mạnh các dịch vụ ĐTTM. Để hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu phát triển, các khách mời có thể chia sẻ góc nhìn, kiến nghị, đề xuất…

Nam Anh - namanhnguye

Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dịch vụ đô ĐTTM, đi vào thực chất, tiếp tục lấy người dân là trung tâm phục vụ và lấy sự tin tưởng, tham gia của người dân là thước đo hiệu quả của hệ thống.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, tiếp tục mục tiêu Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế” giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2025”. Hoàn thành mục tiêu Chương trình Chuyển đổi số tỉnh, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp (dịch vụ ĐTTM là mô hình quản lý có cấp độ cao nhất). Tiến tới hoàn thiện các dịch vụ ĐTTM trên nền tảng Hue-S, phát huy Hue-S như là phương tiện xã hội số để người dân, doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ chuyển đổi số.

Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và nhất là sự góp ý, hiến kế của cộng đồng người dân để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với phát triển mạnh mẽ “Dịch vụ đô thị thông minh”, hướng tới chính quyền số; lấy người dân và doanh nghiệp làm Trung tâm, vừa là người thụ hưởng, vừa là đối tượng đóng góp nâng cao chất lượng dịch vụ. Như việc hình thành nên các: Trung tâm Hành chính tập trung, Trung tâm Hành chính công, thậm chí siêu thị ở đời thường.

Đây là mục tiêu quan trọng nhất trong xây dựng chính quyền điện tử, phát triển thành phố thông minh, mô hình ĐTTM mà tỉnh mong muốn hướng tới phải mang lại tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, cũng rất mong sự sự chia sẻ, tham gia mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp để hình thành môi trường số, xã hội số hiệu quả tại địa phương, phục vụ xã hội ngày một tốt hơn.

Ông Phan Xuân Hồng, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế

Huế đang đi đúng hướng trong việc đẩy mạnh các dịch vụ ĐTTM. Để hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu phát triển, các khách mời có thể chia sẻ góc nhìn, kiến nghị, đề xuất… (Từ Sở TTT nói về lộ trình, định hướng; tiếp đến là các khách mời khác nêu quan điểm, ý kiến để phát triển các dịch vụ phục vụ cộng đồng)

Thời gian qua, Viettel đã phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ với Thừa Thiên Huế trong triển khai hệ thống Đô thị thông minh. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp ngày càng chặt chẽ hơn nữa để hệ thống này ngày càng hoàn thiện hơn, mở rộng hợn và đi vào chiều sâu hơn. Chúng tôi xác định Thừa Thiên Huế là đối tác hợp tác mang tính chất đặc biệt nên hứa sẽ tập trung nguồn lực, những gì tốt nhất của chúng tôi để đưa về Huế triển khai phục vụ cho người dân và chính quyền tốt hơn.

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh:

Với đa dạng các vụ việc được người dân phản ánh trong PAHT, chúng tôi mong muốn Sở TT&TT sẽ tiếp tục đầu tư và hỗ trợ hơn nữa trong cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực để có thể xử lý các việc một cách nhanh chóng, kịp thời và toàn diện nhất.

Một kiến nghị khác như với chương trình “Chủ nhật xanh” dù đã được triển khai nhưng hiện vẫn chưa lan toả được như kỳ vọng. Đề nghị nâng cao các hình thức khen thưởng, nêu gương điển hình để người dân tích cực tham gia hơn nữa.

Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ 

Liên quan đến dịch vụ ĐTTM, trong thời gian tới, ngành KH-CN đang nỗ lực triển khai, đáp ứng “sự thông minh”, hiện tại, ngành đang phối với hợp cùng ngành TT&TT triển khai các chương trình, dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo về dịch vụ công, quy trình điện tử để giúp người dân, doanh nghiệp chủ động kết nối, giảm tải tại các tổng đài trung tâm hành chính công, IOC; đánh giá một cách thông minh từ khâu tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức.

Ngành cũng đang triển khai các cuộc thi đổi mới, sáng tạo để lựa chọn các giải pháp, ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng, mang tính hiệu quả hơn cho các dịch vụ ĐTTM…

Về đề xuất, chúng tôi cho rằng cần tăng tính, hàm lượng “thông minh” trong dịch vụ đô thị thông minh trong thời gian tới.