Gỡ khó cho hải sản tồn kho

Doanh nghiệp rối khi hàng trăm tấn hải sản khô và tươi tồn kho không tiêu thụ được. Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm tuy được cấp nhưng người tiêu dùng lại không mặn mà với mặt hàng này. Trong khi Bộ NN&PTNT đã thông tin cụ thể về phương án khai thác hải sản xa bờ thì việc mua hải sản đông lạnh của các DN vẫn diễn ra dè dặt bởi đầu ra chưa ổn định.

Cơ quan chức năng đã và sẽ làm gì để tháo gỡ những vướng mắc này? Nguồn gốc, chất lượng của hải sản tồn kho được kiểm nghiệm ra sao?Vì sao người mua thờ ơ với hải sản khô và hải sản đông lạnh.... Mời bạn đọc đặt câu hỏi cho các khách mời đến từ: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương, Sở Y tế, đại diện chủ cơ sở thu mua hải sản...

Báo Thừa Thiên Huế Điện tử

Thông thường các đầu mối tiêu thụ hải sản của DN đang tạm trữ là ai. Vì sao gần đây họ không mua nữa. Vì sao mình không bán lẻ ra bên ngoài để giải phóng hàng tồn kho?\r\n- Với tình hình này, thời gian tới DN có tiếp tục thu mua tạm trữ không và ông có kiến nghị gì với cơ quan chức năng cũng như nhắn gửi đến người tiêu dùng?

Nguyễn Văn Thắng - thang211968

Ông Trần Văn Châu, chủ cơ sở kho lạnh Tám Thế

Ở chợ đầu mối Bãi Dâu, mỗi ngày bán bình quân 2-3 tấn thủy hải sản, có ngày 5 tấn. Năm nay tiêu thụ chậm do sự cố môi trường. Hiện mỗi ngày chỉ tiêu thụ khoảng 2 tạ.

Chúng tôi cũng không bán lẻ được vì đoàn kiểm tra về lấy mẫu xét nghiệm và không cho phép bán ra ngoài trước khi có kết quả.

Hiện nay doanh nghiệp chúng tôi vẫn đang thu mua thủy hải sản bình thường (hải sản khai thác ở vùng biển an toàn). Chẳng hạn như cá gai, bán cho Công ty Ba cô gái và một số công ty tiêu thụ thủy hải sản khô

Nhân đây, chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng có những biện pháp hỗ trợ, sớm có kết quả xét nghiệm để nhanh chóng giải quyết tình trạng hiện nay.

Ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP- Sở Y tế

Theo chức năng từng cơ quan, việc xác nhận khu vực đánh bắt là Chi cục thủy sản đảm nhận. Khi xảy ra sự cố môi trường, người dân ngại tiêu thu do nhận thức. Mặc dầu có chỉ đạo đánh bắt xa bờ trên 20 hải lý, nhưng dù có xác nhận nhưng người dân vẫn lo ngại và chuyển sang tiêu thụ các mặt hàng khác như thịt, cá sông, hồ... khiến người đánh bắt thủy hải sản gặp khó khăn.

Hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo liên kết với các siêu thị, Công ty tiêu thụ thủy hải sản nhưng sức tiêu thụ không lớn, dẫn đến hải sản tồn kho.

Sức tiêu thụ hải sản khô thời điểm này chỉ đạt 10% so với thông thường

Xin hỏi Sở Nông nghiệp, Sở Công thương: Về lý thuyết hải sản tồn kho được chi cục thủy sản cấp giấy chứng nhận an toàn là có thể sử dụng? Vậy tại sao không thể tiêu thụ?

Nguyễn Quốc Hưng - hungnq1985

Cơ quan chức năng

Ông Phan Hùng Sơn  - Phó Giám đốc Sở Công thương

Nền tảng của tiêu thụ hải sản là trên cơ sở an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian qua sức tiêu thụ giảm do tâm lý của người dân từ việc cá chết bất thường. Như các khách mời đã đề cập, đã có phân công giữa các ngành trong việc chịu trách nhiệm và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Ông có thể cho biết việc cấp chứng nhận an toàn này được thực hiện như thế nào? Trong cấp giấy chứng nhận đó có bao hàm cả việc test mẫu hay không?\r\nVề lý thuyết hải sản tồn kho được chi cục thủy sản cấp giấy chứng nhận an toàn là có thể sử dụng? Vậy tại sao không thể tiêu thụ?

Hoàng Nguyên - nguyenhoang1988

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Biên bản xác nhận hải sản khai thác tại vùng biển an toàn

Chi cục thủy sản chưa bao giờ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thực sản mà chỉ cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác ở biển an toàn (theo công văn 3441 của Bộ NN&PTNN). Trên cơ sở sử dụng hệ thống quản lý đánh bắt cá bất hợp pháp, nên biết được các tàu cá xa bờ khai thác trên 20 hải lý. Giấy chứng nhận này như một tấm “giấy thông hành” để các xe lạnh đưa đi vào các thị trường khác nhau. Riêng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hải sản do Bộ Y tế cấp.

Phía Chi cục thủy sản còn quản lý việc đánh bắt cá bất hợp pháp. Sau khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển, các ngành chức năng đã khảo sát ở đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), cách đất liền 15 hải lý (tương đương 27km không bị ảnh hưởng. Do đó đã quyết định từ 20 hải lý trở ra xác định vùng đánh bắt hải sản khai an toàn.

Không chỉ hải sản đông lạnh mà hải sản khô cũng bị tồn một số lượng không ít ở các cơ sở kinh doanh. Theo ông, người kinh doanh mặt hàng này có nên kèm giấy chứng nhận chất lượng kèm nguồn gốc địa danh mặt hàng sản phẩm không? Và điều này có thể thực hiện được không?

Nguyễn Đình Bảo Anh - anhndb2

Cơ quan chức năng

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công thương

Nền tảng của tiêu thụ thực phẩm là vệ sinh an toàn thực phẩm và nó không chỉ riêng với hải sản đông lạnh hay hải sản khô.

Trước khi sự cố môi trường xảy ra thì công tác này cũng được tiến hành thường xuyên. Khi sự cố xảy ra, công tác này đã được tăng lên để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Theo tôi, lý do tồn kho, thứ nhất là do hải sản chết bất thường, thị trường tiêu thụ kém. Thứ hai là tồn kho lưu thông, nghĩa là người ta dự trữ sẵn lượng hàng để tuồng ra thị trường.

Ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP - Sở Y tế

Khi xác nhận vùng đánh bắt an toàn, các nghiên cứu đã xác định vùng biển an toàn và giấy chứng nhận an toàn mặc nhiên sử dụng được.

Do hiểu biết tức thời của người dân nên họ ngại sử dụng cá. Hiện hàng tồn kho, hàng hóa nhập hiện nay bán hết, chỉ có một số tồn đọng trước đây. Trong thời gian chúng tôi đi lấy mẫu tại 4 cơ sở, 10 kho thì chỉ có một lô không đạt (cơ sở Chính Thủy, cảng Thuận An) và đã niêm phong. Hiện chúng tôi đã gửi công văn lên UBND tỉnh đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường tiêu hủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đền bù thiệt hại, Sở Công thương phân phối tiêu thụ.

Đến nay việc trả lời kết quả cho các kho đã tiến hành xong. Lô không đạt đã tách riêng để làm cơ sở cho giám sát đền bù. Theo khai báo, lô không đạt có thời điểm khai thác khoảng tháng 6.

Các quầy hàng hải sản khô vắng khách do người tiêu dùng e ngại

Lượng hải sản tồn kho là rất lớn, Làm cách nào để kiểm soát được việc chủ cơ sở không trộn lẫn các hải sản không an toàn? Trách nhiệm của cơ quan chức năng trong khâu này là như thế nào? \r\n-Việc tiêu thụ hải sản tồn kho được phân cấp trách nhiệm cho từng cơ quan cụ thể, vậy việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng cụ thể là như thế nào? \r\n-Cá nục sống ở tầng nổi, theo kết luận của Bộ Y tế, loại cá này an toàn. Vậy lấy mẫu kiểm nghiệm sẽ phân tích những thành phần, yếu tố gì? Tại sao?

Nguyễn Đặng Phước Lâm - nguyenphuoclam

Cơ quan chức năng

Ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP- Sở Y tế

Trước đây khi công bố phạm vi trong 20 hải lý, tất cả cá trong 20 hải lý đều không an toàn kể cả tầng đáy lẫn tầng nổi, và các lô cá nục rơi vào thời điểm đó.

Còn hiện theo công bố mới nhất của Bộ Y tế ngày 20/9, hải sản ngoài 13,5 hải lý đều an toàn.

Kiểm nghiệm cá nục thì dựa trên việc xét nghiệm 12 chỉ tiêu đánh giá về thủy ngân, đồng, xianua, phenol, sắt, kẽm... và việc công bố đều tập trung về Bộ Y tế.

Ngoài các xét nghiệm chỉ tiêu kim loại nặng, để kết luận nguyên nhân thì đã có quy định do Viện dinh dưỡng và Viện kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia công bố.

Thừa Thiên Huế đã gửi mẫu cho Viện dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng sẽ gửi kết quả công bố cho Bộ Y tế để Bộ này công bố.

Riêng việc trộn lẫn cá không an toàn hay không trách nhiệm thuộc về khâu lưu thông.

Tôi là chủ doanh nghiệp ở thị trấn Thuận An, xin hỏi cơ quan chức năng, bao lâu nữa cá tồn kho sẽ được tiêu thụ. Nếu bán ra lỗ thì Nhà nước có hỗ trợ về giá hay không? Nếu cá không an toàn sẽ bị tiêu hủy và chính sách bồi thường chúng tôi cụ thể là bao nhiêu

Nguyển thị Cả - tca

Cơ quan chức năng

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công thương

Theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng về ban hành định mức bồi thường các tỉnh bị thiệt hại do sự cố môi trường biển có hỗ trợ cho đối tượng thu mua và tàng trữ hải sản, trong đó có đề cập vấn đề bảo quản lưu kho, vấn đề giá trị (mức giá giảm so với giai đoạn trước).

Theo quy trình chung về bồi thường hỗ trợ thì liên hệ địa phương để thống nhất kê khai và dựa theo thẩm quyền quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện. Chúng tôi đề nghị liên hệ địa phương để có biện pháp xử lý.

Lượng hải sản tồn đọng chủ yếu là cá nục, được đánh bắt xa bờ

Theo Bộ Y tế, các loại hải sản tầng đáy công nên sử dụng vì chưa an toàn. Tuy nhiên, tại các ngôi chợ trên địa bàn vẫn bày bán các loại hải sản này như, cá mó, cá chình biển...Vậy, cơ quan chức năng kiểm soát việc này như thế nào. Làm thế nào để người dân biết được hải sản tầng đáy hay tầng nổi bởi ở các ngôi chợ không hề niêm yết hình ảnh, thông tin các loại hải sản này.

Nguyễn Quốc Hưng - quochung112016

BSCK II Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP - Sở Y tế

Việc kiểm soát , Bộ Y tế đã chỉ đạo hàng tuần đều lấy mẫu hải sản tầng đáy, gồm 3 nhóm: giáp xác, cá và thân mềm. Nếu có vấn đề sẽ trả lời gấp, nếu không vấn đề thì định kì hàng tháng sẽ thông báo kết quả.

Còn việc hướng dẫn các loại hải sản thuộc phạm vi ngành nông nghiệp.

Ông Phan Hùng Sơn, Phó giám đốc Sở Công thương

Thẩm quyền về xác định tầng nổi, tầng đáy ko phải của Sở Công thương và hiện cũng chưa nhận được văn bản nào của cơ quan thẩm quyền làm việc đó.

Tôi cũng đề nghị, khi có kết quả thì cung cấp cho Sở Công thương. Sở Công thương sẽ phối hợp các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…. niêm yết cho người dân địa phương biết để sử dụng sản phẩm an toàn.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Y tế đã công bố một số loại tôm, cá nhiễm độc và đã công bố rõ ràng. Tuy nhiên, có thời điểm Viện Hải sản đưa ra 154 loài cá tầng đáy (trong đó có khoảng 10 loài cá kinh tế hay còn gọi cá bán ở chợ) không phải là cá nhiễm độc, nhưng nhiều người hiểu nhầm tất cả đều nhiễm độc, gây hoang mang dư luận.

Hiện nay, ngành chúng tôi không cấm khai thác ven bờ, mà khuyến cáo người dân không khai thác ven bờ vì Bộ Y tế đã cảnh báo có dấu hiệu không an toàn. Ngoài ra, do nguồn lợi thủy sản ven bờ bị tổn hại rất nhiều nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo không đánh bắt nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản.

Thông thường lấy mẫu và thông báo kết quả mẫu mất bao nhiêu lâu? Ở Huế mình không có đầy đủ phương tiện, thiết bị để kiểm nghiệm mẫu ạ? Việc hải sản để đông hay khô có làm thay đổi thành phần trong mẫu hay không?\r\n- Từ trước đến nay ở tỉnh ta có bị xảy ra trường hợp nào nhiễm độc hay ngộ độc cá chưa? \r\n- Tôi muốn hỏi ngành y tế, tôi ở vùng biển, ăn cá biển, tắm biển... Nếu muốn kiểm tra xem có bị nhiễm độc kim loại không thì làm xét nghiệm hay kiểm tra ra sao? Có dấu hiệu gì cho biết cơ thể đã bị nhiễm độc kim loại nói chung hay không?

Lê Phước Anh Tú - anhtuvttb

BSCK II Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP - Sở Y tế

Trong việc lấy mẫu kiểm nghiệm, nếu lấy hôm nay đến tối chúng tôi sẽ chuyển cho Viện Kiểm nghiệm VSATTP Quốc gia, trong vòng 1 tuần co kết quả

Có 2 viện có thể nghiệm: Viện Dinh dưỡng và viện kiểm nghiệm VSATTP Quốc gia.

Thừa Thiên Huế có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia, cũng được Bộ Y tế đánh giá là trung tâm kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm. Để tìm ra nguyên nhân cá chết, ngoài chỉ tiểu kim loại năng, để đánh giá chuyên sâu phải xét nghiệm các độc tố nên phân cho 2 viện là chính.

Thực phẩm dông lạnh, cấp đông đến âm 40 độ, vi khuẩn không phát triển được, do đó thực phâm không bị phân hủy, các yếu tố dinh dưỡng trong thực phẩm còn nguyên

Ngộ độc thực phẩm nói chung trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra, ngộ độc cá cũng vậy. khi nghe tin đồn đi xác minh, tuy nhiên chưa có trường hợp nào xảy ra

Nếu kiểm tra nhiễm độc kiệm loại năng hay không, Bộ Y tế có kế hoạch đánh giá sự tương quan sự ảnh hưởng của sự cố môi trường biển ở 2 lĩnh vực: khám bệnh ngoài da, ăn uống nhiễm kim loại nặng liên quan đến bệnh mãn tính sẽ xét nghiệm các yếu tố như, máu để kiểm tra lượng kim loại nặng, và các xét nghiệm khác.

Nếu xác minh không có nhưng nếu có sự liên quan sẽ có cơ quan phải chịu trách nhiệm. Hiện Bộ Y tế đang triển khai, nếu có sự liên quan sẽ có những giải pháp, hỗ trợ bảo hiểm, khám sức khỏe...

Hải sản đông lạnh tồn đọng đã được chi cục Thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận an toàn

Cho tôi hỏi, nếu muốn ăn hải sản khô hay tươi thì nên đến những địa chỉ cụ thể nào để mua được hàng chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn do cơ quan chức năng đề ra?

Hải Vân - haivan

Cơ quan chức năng

BSCK II Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP - Sở Y tế

Hiện tại, người tiêu dùng muốn sử dụng hải sản nên đến các siêu thị, cơ sở có uy tín. Hải sản không an toàn đã niêm phong, tất cả các hải sản được bán trên thị trường là an toàn.

Theo thông tin thì sáng 15/10, Sở Công Thương tỉnh phối hợp với đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra thủy sản tồn kho của các doanh nghiệp thu mua, tạm trữ thủy sản trên địa bàn. Đoàn công tác của Bộ Công Thương đề nghị Sở Y tế tỉnh sớm công bố kết quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thủy sản tồn kho. Vậy, khi nào kết quả này được công bố? Sau khi công bố sẽ tiến hành làm những việc gì tiếp theo?\r\n- Hải sản đông lạnh ở các siêu thị trên địa bàn TP có phải là hàng ở các kho tạm trữ hay là ở nơi khác? Tại sao chúng ta không liên kết với các siêu thị này để tiêu thụ hải sản khô và đông lạnh?

Trần Ngọc Minh Kỳ - minhkyk31

Cơ quan chức năng

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công thương

Xin đính chính lại, ngày 10/10 đoàn công tác Bộ Công thương có về làm việc với Thừa Thiên Huế.

Nền tảng của tiêu thụ là các sản phẩm đã được xác định an toàn, hiện nay trên thị trường, đặc biệt là các siêu thị thì hải sản tiêu thụ là sản phẩm chủ yếu từ các địa phương khác và các sản phẩm an toàn trên địa bàn.

Trước đây, chúng tôi đã có yêu cầu các doanh nghiệp phân phối, các Ban quản lý các chợ về cảng cá Thuận An để thu mua các sản phẩm an toàn, tổ chức các điểm tiêu thụ sản phẩm thủy sản an toàn tại các siêu thị, các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu …

Khi có kết quả công bố an toàn, chúng tôi tăng cường công tác thông tin các sản phẩm được xác định an toàn, như thông tin cho các siêu thị, các chợ để tiêu thụ; trên cơ sở đó thông tin cho Bộ Công thương để kết nối với các kênh phân phối lớn, bán buôn bán lẻ lớn, các địa phương tiêu thụ sản lượng lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, sẽ tiếp tục đề nghị các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn như các siêu thị, các chợ lớn… kết nối với các doanh nghiệp có sản phẩm thủy sản đã được xác định an toàn để tiêu thụ trên địa bàn.

Cơ sở kho lạnh Chính Thủy tồn đọng 100 tấn hải sản

Chúng tôi được biết, hiện các kho đông lạnh của các chủ cơ sở thu mua hải sản còn một số lượng lớn cá nục, chưa xuất kho tiêu thụ được. Mặc dù các chủ cơ sở cho hay là số cá này được xác nhận đánh bắt ngoài 60 hải lý, nhưng liệu thông tin có tin được, hay lại lặp lại kịch bản như ở Quảng trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh? Và nếu đây thực sự là hải sản an toàn, thì bao giờ mới có câu trả lời từ cơ quan chức năng về số hải sản này?

thanh tú - thanhtu

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các tàu xa bờ đều có máy bộ đàm kết hợp định vị vệ tinh, riêng Chi cục cũng có hệ thống trạm bờ liên lạc, nên qua màn hình máy tính có thể xác định tàu đang ở trên biển kinh độ, vĩ độ bao nhiêu để có thể kiểm soát hải sản vùng khai thác xa bờ. Khi lô hàng lên cảng sẽ được xác nhận là hải sản của các tàu cá đó.

Ông có lời khuyên gì cho người tiêu dùng hiện nay trong việc chọn mua và chế biến hản sản?

Minh Quang - minhquank8

Cơ quan chức năng

Ông Phan Hùng Sơn, Phó giám đốc Sở Công thương

1. Đối với sản phẩm tồn kho, đề nghị chọn sản phẩm đã được kiểm nghiệm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Về phía địa bàn, đề nghị tiêu thụ các sản phẩm đánh bắt từ các vùng biển an toàn.

3. Về các loại hải sản thì tiêu thụ các loại hải sản tầng nổi đảm bảo an toàn.

4. Các điểm tiêu thụ hải sản an toàn bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại ...

Khách mời chụp ảnh lưu niệm với đại diện BBT, BTV, PV Báo Thừa Thiên Huế

Buổi giao lưu trực tuyến giữa 4 vị khách mời với Thừa Thiên Huế Online và bạn đọc kết thúc lúc 10h30.