ClockThứ Sáu, 04/03/2022 10:14

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất nhanh, bền vững

TTH - Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, Chính phủ đã hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ, với gói hỗ trợ lên đến 350 nghìn tỷ đồng, giải ngân trong 2 năm 2022-2023. Đây là chương trình phục hồi kinh tế toàn diện và quy mô gần như lớn nhất trong lịch sử nước ta được thông qua.

Giảm thuế giá trị gia tăng: Hỗ trợ người tiêu dùng & doanh nghiệpThủ tướng: Chính phủ và doanh nghiệp 'đồng cam cộng khổ' cùng vượt khó khănĐáp ứng mong mỏi của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động sâu sắc, toàn diện mọi mặt đời sống xã hội. Vì vậy, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi kinh tế cũng có diện bao phủ rộng, từ mở cửa nền kinh tế gắn với nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch; triển khai lộ trình mở cửa; các chính bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; miễn, giảm thuế các loại… đến tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế. Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là triển khai ngay gói hỗ trợ, chậm nhất trong quý 1/2022 và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, phấn đấu ngay năm 2022 giải ngân 50% của gói hỗ trợ.

Riêng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xác định doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề nhất định để được hỗ trợ. Trong đó, có nhóm doanh nghiệp hỗ trợ phục hồi và nhóm doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển cho tương lai, như công nghệ thông tin, công nghệ số.

Vấn đề đặt ra ở đây là việc xác định đối tượng doanh nghiệp, lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ như thế nào để tạo được cú hích thực sự trong phát triển kinh tế - xã hội, tránh lãnh phí nguồn lực hay trục lợi chính sách. Có ý kiến đề xuất, cần ưu tiên hỗ trợ cho những doanh nghiệp lớn có thể tạo sức lan tỏa, thúc đẩy doanh nghiệp vệ tinh phát triển. Cũng có ý kiến đề xuất cần ưu tiên hỗ trợ phục hồi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi đây là lực lượng đông đảo, có đóng góp lớn trong tạo việc làm, thúc đẩy nền kinh tế. Những đề xuất trên đều có cơ sở, nhưng khi áp dụng cần sát với tình hình thực tế và định hướng ưu tiên phát triển của từng địa phương.

Với Thừa Thiên Huế, nhiều kế hoạch về hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất cũng được UBND tỉnh ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục, mở rộng sản xuất, nhất là những ngành, lĩnh vực có nhiều thế mạnh của địa phương hoặc các lĩnh vực doanh nghiệp đang còn thiếu, yếu. Chẳng hạn, trong Kế hoạch 68/KH-UBND “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022”, tỉnh tập trung hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: tư vấn chiến lược, tư vấn triển khai để doanh nghiệp tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, quản trị, công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh (tư vấn về chuyển đổi số); hỗ trợ đào tạo quản trị doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh nghiệp. Trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Hoặc, Kế hoạch 72-KH/UBND triển khai Chương trình hỗ trợ  doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 của UBND tỉnh, với kinh phí thực hiện 7,6 tỷ đồng, nhằm phát triển các công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; qua đó hỗ trợ khoảng 500 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững. Xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững thành công điển hình để lan tỏa, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững...

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, khả năng “hấp thụ”, biến các chính sách hỗ trợ thành nguồn lực phát triển của doanh nghiệp là vấn đề cần quan tâm. Đây là điều không ai có thể làm thay các doanh nghiệp. Sự năng động, sáng tạo, vượt khó và mạnh dạn đổi mới sáng tạo là chìa khóa thành công, góp phần vào sự phục hồi, phát triển của doanh nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của cả nước nói chung.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng

TIN MỚI

Return to top