ClockChủ Nhật, 09/02/2020 14:21

Huế đêm

TTH - Ừ thì vẫn là Huế, vẫn là kiểu bình lặng, trầm ngâm ấy đó thôi, nhưng lúc này, giới trẻ Huế, người Huế đã thôi không còn tặc lưỡi về cái sự buồn tẻ vì chỉ cần vặn ga lên, Huế ở một góc nào đó lại sáng đèn theo cách của riêng mình.

Skateboarding - sắc màu đường phốXuống đường vui cùng HalloweenNhộn nhịp không khí Halloween

Thưởng thức gỏi lộn về đêm ở Huế

Không biết Huế trong lòng nhiều người bây giờ như thế nào, vì trong nếp nghĩ của nhiều người, Huế luôn là một nơi chỉ có bình lặng, trầm ngâm và truyền thống. Với khuôn “giờ giới nghiêm” khá sớm tự có từ rất lâu, tôi cũng hiếm khi biết một thế giới khác về đêm, hay rạng sáng của Huế là bao phần khác biệt. Ngần ấy năm, lối suy nghĩ về một Huế “ngủ sớm như mình” vẫn quanh đi quẩn lại không thoát ra được.

Nhưng Huế nghe vậy chứ cũng khác rất khác. Đối với vài người, Huế thức khuya, dậy sớm là trong hình ảnh những người lao động tay chân, bưng vác, của các anh, chị, cô dì hàng buôn mở hàng cho kịp chuyến đầu ngày. Chẳng hạn có một Huế cũng sáng đèn đến tận sớm mai tại một vài địa điểm ăn, chơi, trải nghiệm của giới trẻ. Thôi thì không nói về các sàn, bar bập bùng nhạc, bass dội vào lồng ngực, Huế ở một góc nhìn mới hơn là những điểm đến ăn uống bắt đầu mở khi quá nửa đêm và cũng dọn hàng về nghỉ chỉ sau đó vài giờ đồng hồ.

Một trong những hàng đậu nành hột gà quen mặt của giới trẻ Huế

Theo lời kể của một nhỏ bạn với kinh nghiệm “chơi đêm” hùng hồn, điểm đến đầu tiên không thể thiếu của “cú đêm Huế” phải là những hàng trứng lộn vỉa hè phía trong Thành nội. Nói là điểm đến đầu tiên, bởi những hàng quán kiểu này dọn ra sớm nhất, độ tầm 7h tối và cũng hết hàng, đóng quán đầu tiên vào khoảng 12 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau. Khác với những thúng trứng của bờ Nam, trứng lộn bờ Bắc đa dạng hơn với nhiều thể loại gồm trứng vịt lộn, cút lộn, hồng đào, đặc biệt là gỏi lộn. Người ta gọi vậy, ý là tên tắt của gỏi trứng lộn – tức trứng lộn bóp y hệt như gỏi thịt gà, chân gà mà mấy nay vẫn hay bày trên bàn ăn, bàn nhậu. Với món này, tùy vào lượng order mà sẽ có phần gỏi nhiều, ít khác nhau, giá tiền cũng từ đó mà tăng giảm tùy biến động, từ 24.000 đồng cho 1 phần 3 quả trở lên và mỗi ngày bà chủ cũng “ra hàng” tầm 200 – 300 quả mới đủ phục vụ.

Nhớ ngày trước, trứng lộn chỉ gói trong bì, hay đựng trong ly rượu nhỏ, được mọi người nhớ đến qua ánh đèn dầu leo lét sáng, hay tiếng rao dài của những dì bán dạo, món ăn lúc này phổ biến với người lớn tuổi và các em nhỏ nhiều hơn. Ấy mà sau chừng vài năm, trứng lộn nâng cấp hẳn lên khi ăn kèm thêm cùng một chút đồ chua ngọt ngấm nước mắm cay xè, rồi giờ giới trẻ Huế lại bắt đầu cuộc chơi với một dĩa gỏi lộn đủ màu, đủ vị, được ăn kèm với 3-7-21 loại muối chấm, rau tiêu như một bữa tiệc công phu giá rẻ.

Lúi húi làm gỏi cho khách

Rời quán gỏi với những cuộc vui kéo dài sau đó, Huế cũng tự vậy mà vãn người dần. Độ tầm 2h sáng, khi những tưởng mọi thứ đã im lìm trong giấc ngủ, gánh bánh canh của mệ Minh mới bắt đầu lục đục thổi khói nhóm lò. À mà phải nhắc lại, chỉ là quán mở cửa lúc 2h, còn thực khách đến từ bao giờ thì không biết được, “e cũng phải trước đó 20-30p thì mới mong tranh được chỗ ngồi và có cái mà xì xụp” – nhỏ bạn tôi chắc mẩm.

Chẳng ngoa. Chừng 2h kém, khi các tụ điểm ăn chơi bắt đầu đóng cửa, một góc nhỏ trên đường Nguyễn Trãi tầm đó mới bắt đầu đông đúc. Thực khách một số trẻ măng, áo quần bảnh tỏn kiên nhẫn đợi, một số khác hầm hố hơn, chắc đã quen với cảnh ăn đêm này nên nhanh nhảu vào tận nhà chủ ôm ghế, bưng tô tranh phần. Nồi bánh canh gánh từ trong ngõ ra, lách qua mấy lớp khách đang chờ mà phảng lên trong gió đêm mùi thơm, ngọt, nồng nàn đầm đà vô tận. Mệ Minh rõ ràng ngồi đó, nhưng “hàng” vừa ra là lẫn hẳn vào giữa đám đông với vài chục cái tô chìa ra và lẫn lộn “con 2 đầu cá mệ nghe, con 2 thân, con chỉ nhiều nước, ít bột…”. Người đứng ăn, người ngồi xổm độ chừng 30-40 phút là hết. Gánh bánh canh to bự, mỗi tô 20.000 đồng chắc chỉ trông chờ trả tiền với sự tự giác của người mua cũng nhờ đó mà nổi tiếng dần. Thế là giai thoại về hàng bánh canh mở cửa nửa tiếng là có thật. Hương vị thơm phức, sợi bánh mềm, nước dùng ngọt, thơm mùi cá cũng thật, lời dặn về việc phải chen vào thiệt mau, nói thiệt to “cả hết”, một Huế chơi đêm ngay trong Huế đang ngủ.... cũng chẳng phải chuyện đùa.

...

Với những người dậy sớm, hay trằn trọc cả đêm, cứ 4h thủng thẳng rồ ga về phía cầu Gia Hội là có ngay hàng đậu nành hột gà nóng hổi đợi chờ phục vụ. Gác cái lạnh ban sáng để ôm tay vào mình ly sữa nóng hổi trộn hột gà ta béo béo, thơm thơm với nhiều người hẳn là một món quà đầy ân huệ. Đối tượng khách tầm giờ này cũng khác nhiều, đa phần là mấy chú, bác đợi chuyến hàng buôn, hay mấy cô, dì tạt ngang trong buổi thể dục đầu ngày, thỉnh thoảng cũng vài người trẻ “áo quần bảnh bao” đang co ro hít hà, chắc từ đêm qua đến giờ mới về kịp. Mức độ đông đúc tuy có giãn dần, nhưng vẫn là điểm trải nghiệm yêu thích của nhiều người ở Huế...

Bài, ảnh: HẠ AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành “phương tiện” để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Chuối trong đời sống của người Huế
Huế thương hoài

Có những người, tưởng như đã rất quen, đã thuộc nhau tới từng ánh mắt, nụ cười, bỗng chốc lại thấy có nét gì đó là lạ. Chính cái trạng thái lạ mà quen ấy khiến mối quan hệ càng thêm hấp dẫn, bền lâu. Với một vùng đất cũng vậy, như là Huế chẳng hạn.

Huế thương hoài
​Trao hai kỷ lục cho “Bản đồ Việt Nam bằng tăm giang”

Buổi lễ diễn ra tối 2/12, tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của các quan khách và người dân tham gia làm tác phẩm. Bản đồ Việt Nam bằng nghệ thuật BOARC được xác lập kỷ lục với nhiều người tham gia thực hiện nhất qua ba miền Bắc, Trung, Nam.

​Trao hai kỷ lục cho “Bản đồ Việt Nam bằng tăm giang”
Giới trẻ Huế thích thú với cosplay

Gần đây, phong trào cosplay (tạm dịch là hóa thân thành các nhân vật truyện tranh, hoạt hình) được giới trẻ nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Giới trẻ Huế, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Giới trẻ Huế thích thú với cosplay
Du lịch tại chỗ

Nhiều người đã đi du lịch nhiều nơi, trải nghiệm nhiều dịch vụ trên khắp cả nước và thế giới, nhưng đi xích lô tham quan TP. Huế, mặc cổ phục tham quan di sản, đi nghe ca Huế trên sông Hương... lại là trải nghiệm lần đầu.

Du lịch tại chỗ
Return to top