Thế giới

Indonesia xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh đặc hữu

ClockThứ Tư, 15/09/2021 09:36
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia đang xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu (endemic) để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường cho người dân.

Thái Lan tiến tới áp dụng tiêu chuẩn mở cửa thống nhất trên toàn quốcIndonesia đặt mục tiêu tiêm 50 triệu liều vaccine trong 7 tuần

Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Denpasar, trên đảo Bali, Indonesia, ngày 2/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 14/9, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Johnny Plate cho biết bước đầu tiên trong lộ trình là đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định y tế và duy trì lối sống lành mạnh. Theo ông Plate, xuất phát từ nhận định rằng đại dịch sẽ không thể biến mất trong thời gian ngắn, chính phủ khuyến khích người dân thích nghi và áp dụng các thói quen mới nói trên.

Bộ trưởng Plate cho hay: “Là một phần của chiến lược và kịch bản hướng tới chung sống với COVID-19, theo chỉ đạo của Tổng thống, chính phủ đã bắt đầu vạch lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh đặc hữu. Nỗ lực này được kỳ vọng đảm bảo sự cân bằng giữa kinh tế và sức khỏe theo từng giai đoạn”.

Lộ trình trên cũng được xây dựng làm cơ sở đảm bảo cuộc sống mới cho người dân trong quá trình chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh đặc hữu. Không chỉ dùng để tham chiếu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, lộ trình này cũng cho phép người dân tiến hành các hoạt động như bình thường.

Quá trình xây dựng lộ trình có sự tham gia của các bên liên quan và có tham khảo kinh nghiệm của các nước khác. Lộ trình này sẽ được điều chỉnh theo diễn biến của dịch bệnh trong nước, với ba mục tiêu gồm giảm tỷ lệ tử vong xuống khoảng 2%, số bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly dưới ngưỡng 100.000 người và tỷ lệ xét nghiệm dương tính dưới 5%.

Chính phủ Indonesia sẽ tiến hành một số hoạt động thí điểm thực thi quy định y tế trong 6 lĩnh vực chính, gồm địa điểm kinh doanh, cụ thể là chợ truyền thống và trung tâm mua sắm hiện đại; hệ thống giao thông công cộng đường không, đường bộ và đường biển; các điểm đến du lịch như khách sạn, nhà hàng, chương trình biểu diễn; các văn phòng và nhà máy sản xuất; các địa điểm thờ tự và các hoạt động tôn giáo; và cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp.

Ông Plate nói rõ rằng việc thực hiện thí điểm các quy định y tế tại các địa điểm nói trên dựa trên ba tiêu chí gồm số lượng, hoạt động và hành vi, với sự hỗ trợ của các công nghệ kỹ thuật số, trong đó có ứng dụng khai báo trực tuyến PeduliLindungi. Cụ thể, tiêu chí số lượng liên quan đến sức chứa của không gian/cơ sở công cộng; tiêu chí hoạt động liên quan đến hình thức và thời gian mở cửa, trong khi tiêu chí hành vi là cách thức để đảm bảo rằng du khách/người sử dụng thực hiện nghiêm các quy định y tế trong các hoạt động của mình.

Trước đó hôm 13/9, Chính phủ Indonesia đã công bố ba chiến lược trọng tâm hiện nay để sống chung với đại dịch COVID-19, bao gồm nâng tỷ lệ bao phủ vaccine, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi; đẩy mạnh xét nghiệm, truy vết, điều trị (3T), trong đó có việc tối ưu hóa các địa điểm cách ly tập trung; và tuân thủ nghiêm các quy trình chăm sóc y tế, bao gồm 3M (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, và giữ khoảng cách) và việc thực hiện sàng lọc thông qua ứng dụng PeduliLindungi.

Bộ trưởng Luhut lưu ý rằng nếu tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp, ba chiến lược chính này sẽ được bổ sung bằng các hạn chế xã hội, ví dụ như thực hiện lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 1-4 như hiện nay.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Return to top