Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Khắc phục hạ tầng giao thông, thủy lợi sau lũ
TTH - Sau lũ, hạ tầng giao thông, thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang xuống cấp nhiều điểm. Ngành chức năng đang tích cực triển khai các giải pháp trước mắt và lâu dài khắc phục sạt trượt, ổn định sản xuất.
Chủ tich UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao thị sát tại điểm sạt lở đường 14B. Ảnh: TB
Sáng 9/11, đoàn công tác của Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) do ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ dẫn đầu, đã có chuyến kiểm tra, thị sát tình hình sạt lở trên tuyến Quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện A Lưới. Tại đây, ông Nguyễn Xuân Cường yêu cầu Chi cục Quản lý đường bộ 2.6 (Cục Quản lý đường bộ 2) và đơn vị bảo trì Công ty CP Quản Lý Và Xây Dựng Đường Bộ Thừa Thiên Huế, nhanh chóng triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, thông tuyến trước mắt và có phương án khắc phục về lâu dài.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, những ngày mưa lũ vừa qua, Quốc lộ 49B đã xảy ra hiện tượng sạt lở, hư hỏng trên chiều dài hơn 24 km, với khối lượng sạt lở 5.460m3 đất, 25 điểm giao thông bị ách tắc, 8 công trình phụ trợ bị hư hỏng. Tại các tuyến đường giao thông địa phương có 125km bị sạt lở, hư hỏng với khối lượng khoảng 264.500m3 đất, đá bị sạt lở và bê tông, nhựa đường bị hư hỏng; 145 cái cầu và 620 cống bị hư hỏng. |
Trên tuyến Quốc lộ 49 sau đợt mưa lũ vừa qua, xuất hiện 6 điểm sạt trượt taluy dương và hàng chục điểm sạt trượt nhỏ đã được khắc phục cơ bản xong. Tuy nhiên, trên mặt đường vẫn còn rải rác đất đá bị sạt lở rơi vãi, các phương tiện gặp khó khăn khi lưu thông qua đây; đường Hồ Chí Minh nhánh Tây trong những ngày qua đã thông xe đến KM380, đoạn còn lại từ Km 380 đến Km420 bị sạt trượt nghiêm trọng trước đó cũng đã được khắc phục xong.
Từ ngày 5-7/11, cơ quan chức năng đã huy động máy móc, nhân lực, ngay trong thời điểm còn mưa lớn, đã tiến hành di dời hàng nghìn m3 đất đá và thông tuyến 1 làn xe, đảm bảo lưu thông cho các phương tiện trên tuyến. Trong đó, điểm sạt trượt nặng nhất tại KM 75+250 đi qua địa bàn huyện A Lưới với nền đường bị yếu và xảy ra hiện tượng sụt lún nên phải cấm các phương tiện có tải trọng nặng. Ông Phan Châu Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục đường bộ 2.6 cho biết, hiện tại, đơn vị đang triển khai đồng bộ 3 giải pháp khắc phục giao thông trên tuyến Quốc lộ 49 và đường Hồ Chính Minh nhánh Tây. Theo đó, từ thời điểm xảy ra hiện tượng sạt trượt gây ách tắc giao thông, chi cục đã gửi văn bản đến các đơn vị vận tải trên địa bàn thông báo về tình trạng sạt trượt để cánh báo; gắn các biển báo tạm thời để giới hạn phương tiện và phối hợp với lực lượng CSGT tỉnh hướng dẫn, điều tiết lưu thông cho người dân cùng các phương tiện vận tải qua khu vực này. Tại KM 75+250 nền đất yếu nên cấm các phương tiện tải trọng lớn, chỉ cho xe khách, xe gắn máy và xe tải trọng nhỏ qua khu vực này.
“Phương án lâu dài, chúng tôi đã có báo cáo hiện trạng khu vực sạt trượt này lên Tổng Cục đường bộ để xin ý kiến chỉ đạo. Trước mắt đã thông xe và triển khai các giải pháp gia cố phòng các điểm sạt trượt mới”, ông Thành khẳng định.
Tại huyện Nam Đông, do mưa lớn trong những ngày qua đã làm sạt lở nhiều đoạn trên tuyến tỉnh lộ 14B. Cụ thể đoạn đèo La Hi trên tuyến tỉnh lộ này bị sạt trượt với 4 địa điểm trên chiều dài khoảng 130m với hàng nghìn m3 đất đá tràn ra mặt đường.
Ông Nguyễn Đức Luyện, Phó Giám đốc Công ty CP phần Đường bộ I cho biết, ngay sau khi xảy ra tình trạng sạt lở gây ách tắc cục bộ, Xí nghiệp Đường bộ 103 (thuộc Công ty CP Đường bộ I) phối hợp với các đơn vị liên quan, điều xe múc và xe ủi túc trực, giải tỏa đất đá, thông tuyến.
Trên các tuyến đường đồng bằng, đường liên xã, thôn hiện tại nhiều nơi vẫn còn ngập nhẹ, chưa có thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, sau mưa lũ, có thể thấy một số tuyến như Tỉnh lộ 11C đi qua địa bàn huyện Phong Điền bị bong tróc mặt đường nhiều điểm và bèo lấp tại Km2+920 và Km3+100 do đây có nhiều đường băng qua rú cát với nền thấp, nước chảy xiết. Hiện chính quyền chức năng đã cử lực lượng túc trực, hướng dẫn người dân qua các ngầm tràn, điểm sạt lở. Trong sáng 7/11, lực lượng công nhân của Công ty CP Đường bộ I Thừa Thiên Huế cùng chính quyền địa phương đã tranh thủ nước rút, khơi thông, vớt bèo và gia cố tạm thời các điểm sạt lở.
Đối với các tuyến đê bao, đê nội đồng của các địa phương như Phú Vang (đê Thiệu Hóa, dài 8,5km); huyện Quảng Điền (đê Diên Hồng, Đồng Lâm dài 5km); huyện Phong Điền (đê hói Hiền Lương, Điền Hải, dài 10km) bị sạt, hư hỏng xuống cấp nặng sau mưa lũ.
Ông Phan Thanh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết, tình trạng xuống cấp sau mưa lũ của các tuyến đê hiện nay nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất vụ đông xuân.
“Trước mắt các địa phương trích ngân sách, huy động nhân lực để gia cố tạm thời các điểm xói lở, nứt nẻ bằng nhiều vật liệu khác nhau. Lâu dài, thông qua các dự án nâng cấp đê của các bộ ngành, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư nâng câp, xây mới trong thời gian tới”, ông Hùng thông tin.
Theo thống kê ban đầu, thiệt hại về hạ tầng giao thông sau lũ trên địa bàn TP. Huế chiếm trên 25 tỷ đồng, trong đó nhiều mặt đường bị hư hỏng nặng; các đê kè ở sông Đông Ba, Bạch Yến, Nhất Đông, Như Ý bị sạt lở và hệ thống cầu cống xuống cấp do lũ ngâm nhiều ngày. Để đảm bảo an toàn cho dân, Phòng Quản lý đô thị đã chỉ đạo Công ty Đường bộ khẩn trương sà soát các tuyến đường và bố trí lực lượng triển khai cấp đối đá dăm tạm thời, sau đó sẽ thảm nhựa và đổ bê tông; thực hiện rào chắn và đặt biển báo tại các điểm kè trên các sông, đồng thời chuẩn bị vật tư thiết bị để khắc phục khi nước rút. Thanh Hương |
Hà Nguyên
- Lùi thời gian sử dụng cabin đào tạo lái xe vào cuối năm 2022 (24/05)
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 2: Đất nền vẫn ở giá trị thực (24/05)
- Vài câu hỏi quanh mô hình “ba giảm, ba tăng” (24/05)
- Đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các hạng mục nâng cấp chợ Đông Ba (24/05)
- Cá trắm nuôi lồng ở Quảng Điền bị chết (24/05)
- Chính phủ đề xuất kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu (24/05)
- Quyết tâm hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh (24/05)
- 2 kỹ năng hàng đầu của một Luật sư M&A giỏi tại Việt Nam (24/05)
-
Tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Âm ỉ sốt đất
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu
- Xử phạt chủ lô hàng đồ chơi trẻ em nhập lậu
- Bảo vệ “di sản thiên nhiên”
- Gian khó vươn khơi
- Vietnam Airlines và tỉnh Đồng Tháp ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026
- Đồng Lâm hướng đến “sản xuất xanh”, bền vững
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- Chăn nuôi theo hướng an toàn, chất lượng
-
Cơ hội quảng bá và hợp tác đầu tư
- Định hướng ngành nghề, dự báo "hợp xu thế" cho người lao động
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước
- Tìm giải pháp đưa khoa học vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Sẵn sàng đón các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đến tìm hiểu, khảo sát, đầu tư
- Xây dựng Huế trở thành đô thị xanh
- Vì sao nhà đầu tư lựa chọn Meyhomes Capital Phú Quốc?
- Lưu ý gì khi mua hàng ebay?
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Âm ỉ sốt đất
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Thiết kế nội thất chung cư
- Khu du lịch MerryLand Quy Nhơn https://merrylandquynhon.net Hưng Thịnh
- Dự án Dragon Pearl Long An
- Cảm biến hồng ngoại là gì
- Xem tin mới nhất hôm nay