ClockThứ Năm, 13/06/2024 15:08

Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024

Ngày 13/6, đề cập về nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp như dông sét, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương, trọng tâm là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, là do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ và đới gió Đông Nam của khối không khí biển lấn từ phía Đông vào.

Chủ động di dời dân cư ở những vùng có nguy cơ sạt lởỨng phó với bão, mưa lũ: Từ thực tế, càng thêm kinh nghiệmTăng mật độ trạm đo mưa ứng phó thiên tai

Mưa lớn gậy ngập tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, ngày 9/6. Ảnh: TTXVN phát 

Mặt khác, tháng 5 và tháng 6 là thời điểm chuyển mùa và bắt đầu mùa mưa ở Bắc Bộ với đặc trưng là các đợt mưa rào, dông vào chiều tối, đêm và sáng, trung bình lượng mưa tháng 5 và 6 đóng góp vào tổng lượng mưa năm ở Bắc Bộ khoảng 15-25%. Trong giai đoạn chuyển mùa, khí quyển thường có tính chất bất ổn định cao, cộng thêm hiện tượng El Nino đang chuyển sang pha trung tính cũng là yếu tố bất lợi có thể tạo ra các hiện tượng mưa dông mạnh kèm theo mưa đá, lốc, sét.  Đây là hiện tượng bình thường, mang tính quy luật.

Nhận định về thời tiết trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Hưởng cho rằng, với việc El Nino chuyển sang trạng thái trung tính rồi chuyển dần sang trạng thái La Nina thì hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng tập trung từ tháng 7-9 tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ tháng 10-12 tại khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Người dân và chính quyền địa phương cần đề phòng nguy cơ mưa, bão, lũ dồn dập ở khu vực miền Trung trong thời kỳ cuối năm.

Cùng với đó, từ tháng 9/2024, khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 10-30% so với trung bình nhiều năm. Riêng tháng 11 có tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Khu vực từ Đà Nẵng - Bình Thuận có tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, riêng tháng 10, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 11, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10-30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Trước khả năng có thể xảy ra các hình thái thời tiết nêu trên, hiện hệ thống dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia có các bản tin dự báo xa và dự báo gần. Đối với các bản tin dự báo xa có bản tin dự báo năm (phát hành 2 lần/năm vào ngày 15/1 và ngày 15/7); bản tin dự báo mùa (dự báo xu thế thiên tai trong 6 tháng); bản tin dự báo xu thế thời tiết tháng. Đối với các bản tin dự báo gần có bản tin dự báo thời tiết hằng ngày, bản tin dự báo thời tiết 10 ngày. Ngoài ra, Trung tâm còn có các bản tin dự báo, cảnh báo sớm các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm.

Để nâng cao chất lượng dự báo định lượng mưa, ngành Khí tượng Thủy văn tiếp tục tăng cường khai thác, sử dụng các nguồn dữ liệu quan trắc như: vệ tinh, radar, đo mưa tự động và các nguồn thông tin dự báo, đặc biệt là dự báo của mô hình khu vực độ phân giải cao; tăng cường ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại (trí tuệ nhân tạo, học máy…) trong xác định ngưỡng mưa chi tiết; tăng cường độ phân giải dự báo mưa định lượng lên 1-3km. Đồng thời, sử dụng đồng hóa nhiều nguồn dữ liệu tạo bản đồ mưa như: dữ liệu quan trắc, radar, mô hình số nhằm xác định khu vực xuất hiện các tâm mưa lớn phục vụ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; tạo bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trên cơ sở kết hợp các thông tin về ngưỡng mưa, độ ẩm đất…tại địa chỉ http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn... 

Ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh: "Để chủ động ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, các khuyến cáo về ứng phó với từng loại hình thiên tai đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đưa ra và hướng dẫn các cấp, ngành, địa phương và người dân thực hiện. Đối với góc độ người làm công tác dự báo và phòng, chống thiên tai, chúng tôi mong muốn người dân thường xuyên theo dõi và cập nhật các thông tin dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các dự báo thiên tai có các bản tin cảnh báo từ sớm, từ xa ban đầu, sau đó được cập nhật liên tục khi có thêm dữ liệu tính toán mới, càng gần thì bản tin càng chính xác. Từ bài học kinh nghiệm ứng phó các loại hình thiên tai những năm qua, khi cộng đồng và người dân tuân thủ thực hiện các phương án ứng phó theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, chính quyền địa phương thì thiệt hại giảm đi đáng kể".

Ngoài ra, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng mưa lớn cục bộ với cường suất lớn sẽ suất hiện nhiều hơn có thể gây ra tình trạng ngập úng đô thị, các khu công nghiệp, vùng núi có khả năng xảy ra sạt lở đất và lũ quét. Vì vậy, chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng cần thường xuyên ra soát các điểm nghẽn trên các sông, suối để cảnh báo kịp thời cho người dân và hệ thống thoát nước đô thị nhằm giảm tác động khi xảy ra thiên tai.

Từ đêm 8/6 đến ngày 10/6, các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ đã xuất hiện mưa lớn với 2 tâm mưa. Tâm mưa ở Đông Bắc Bộ, cụ thể là khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng có lượng mưa phổ biến từ 200 –300mm, có nơi như Quảng Hà và Móng Cái xấp xỉ 400mm. Tâm mưa ở khu vực Hà Giang với lượng mưa phổ biến từ 100 – 200 mm, có nơi trên 400mm (cụ thể, từ 19 giờ ngày 8/6 đến 13 giờ ngày 10/6, lượng mưa tại xã Quảng Ngần, huyện Vị Xuyên là 447 mm; xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên là 354mm; xã Tân Lập, huyện Bắc Quang là 381,2mm...).

Đây là lượng mưa lớn và gây ngập lụt nhiều nơi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang và một số nơi ở vùng núi phía Bắc. Tuy nhiên, lượng mưa lớn xuất hiện ở khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng vào ngày 9/6 vừa qua là ít xảy ra. Tại khu vực Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh), lượng mưa trung bình nhiều năm trong tháng 6 là 261mm, nhưng riêng ngày 9/6 lượng mưa đã lên tới 307mm. Đối với khu vực Phù Liễn (Hải Phòng), lượng mưa trung bình nhiều năm trong tháng 6 là 218mm, riêng ngày 9/6 lượng mưa đã lên tới là 228mm.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm đã xuất hiện ở khắp năm châu lục

Theo các quan chức y tế Liên hợp quốc, cúm gia cầm đã gây ra cái chết của hơn 300 triệu con chim trên toàn thế giới, ở 108 quốc gia trên khắp 5 châu lục và loại virus này “ngày càng vượt qua các rào cản về loài”.

Cúm gia cầm đã xuất hiện ở khắp năm châu lục
Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Ngày 28/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét

Trong 24 giờ qua (từ 1 giờ ngày 27/11 đến 1 giờ ngày 28/11), khu vực tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cẩm Yên 112,2mm (Hà Tĩnh); Hồ Troóc Trâu 180mm (Quảng Bình); Bạch Mã 159,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Dơn 122,8mm (Quảng Nam); Trà Thanh 121,4mm (Quảng Ngãi); ...

Ngày 28 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

TIN MỚI

Return to top