Thế giới

Cúm gia cầm đã xuất hiện ở khắp năm châu lục

ClockThứ Năm, 19/12/2024 06:00
TTH - Theo các quan chức y tế Liên hợp quốc, cúm gia cầm đã gây ra cái chết của hơn 300 triệu con chim trên toàn thế giới, ở 108 quốc gia trên khắp 5 châu lục và loại virus này “ngày càng vượt qua các rào cản về loài”.

Những rủi ro mới làm tăng mối đe dọa đại dịch trên quy mô toàn cầuWHO công bố dự án mới thúc đẩy quá trình phát triển vaccine cúm gia cầm mRNA

Không được mất cảnh giác với bệnh cúm gia cầm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức 

Cụ thể, trong bản cập nhật về loại virus đột biến, được gọi là H5N1, Tiến sĩ Madhur Dhingra từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, loại virus này đã “lây lan sang động vật hoang dã”.

Theo đó, hơn 500 loài chim đã bị nhiễm virus H5N1, cùng với ít nhất 70 loài động vật có vú, bao gồm cả loài kền kền California đang có nguy cơ tuyệt chủng và gấu Bắc Cực.

Tại những khu vực phụ thuộc vào gia cầm như nguồn protein chính, Tiến sĩ Madhur Dhingra khẳng định, cúm giá cầm “gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và dinh dưỡng”.

Thiệt hại kinh tế

Tiến sĩ cảnh báo, sinh kế của hàng trăm triệu người đã và đang bị ảnh hưởng bởi loại virus này, trong đó gánh nặng kinh tế đối với nông dân có thể ngăn cản họ đầu tư đầy đủ vào các biện pháp an toàn sinh học.

Sau khi virus cúm H5N1 xuất hiện ở bò sữa, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi tăng cường giám sát và an toàn sinh học tại các trang trại để giữ an toàn cho động vật và con người.

WHO cho biết, vào năm 2024, 76 người đã bị nhiễm cúm gia cầm và hầu hết là công nhân nông trại. Hơn 60 trường hợp là từ Mỹ, quốc gia vốn trước đó đã báo cáo các đợt bùng phát cúm gia cầm ở động vật hoang dã và gia cầm, gần đây nhất là cúm gia cầm ở bò sữa.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp được báo cáo ở Australia, Canada, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam.

Rủi ro ở người vẫn thấp

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Giám đốc Phòng chống và chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh và đại dịch của WHO đánh giá, hiện nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cho người vẫn đang ở mức thấp. Song đối với những lao động làm việc tại trang trại và có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, nguy cơ là từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào mức độ bảo vệ cá nhân của mỗi người.

Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy virus H5N1 có khả năng lây lan giữa người với người và cũng chưa có trường hợp lây truyền từ người sang người nào được báo cáo.

Không được mất cảnh giác

Trước tình hình dịch bệnh, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove khẳng định, phải nhớ rằng tình hình có thể thay đổi nhanh chóng vì loại virus này đang tiến hóa và chúng ta phải chuẩn bị cho kịch bản như vậy. Do đó, mọi trường hợp xảy ra ở người đều phải được điều tra kỹ lưỡng.

Ngoài ra, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc uống sữa tiệt trùng và nếu không có thì hãy hâm nóng sữa trước khi uống.

Bà kết luận: “Chúng tôi muốn nhắc lại tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp Một sức khỏe trên mọi lĩnh vực từ cấp độ toàn cầu, quốc gia đến tiểu quốc gia để giải quyết hiệu quả bệnh cúm gia cầm nhằm giảm thiểu rủi ro cả ở động vật và con người”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024

Ngày 13/6, đề cập về nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp như dông sét, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương, trọng tâm là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, là do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ và đới gió Đông Nam của khối không khí biển lấn từ phía Đông vào.

Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024
Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Cúm gia cầm lần đầu tiên được tìm thấy ở động vật có vú gần Nam Cực

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan và Sức khỏe Động vật và Thực vật Anh (APHA) hôm nay (11/1) xác nhận cúm gia cầm đã lần đầu tiên xâm nhập vào quần thể động vật có vú ở cận Nam Cực, gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà bảo tồn về nguy cơ bùng phát căn bệnh rất dễ lây lan này.

Cúm gia cầm lần đầu tiên được tìm thấy ở động vật có vú gần Nam Cực
Return to top