Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Theo danh sách, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có 5 công ty thuộc diện trên là: Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Petrolimex Đà Nẵng, Công ty cổ phần Vận tải và dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế, Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex, Công ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Petrolimex.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp 1 cái tên là Tổng Công ty cổ phần Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec).
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có 2 công ty chưa niêm yết là: Công ty cổ phần Xây lắp điện lực viễn thông và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện lực Hà Nội.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam có một loạt tên như: Công ty cổ phần May Chiến Thắng, Công ty cổ phần Dệt may Liên Phương, Công ty cổ phần Vitatex Tân Tạo, Công ty cổ phần Dệt may Viễn thông Sài gòn Vina,…
Một số doanh nghiệp khác được nhắc tới là: Tổng công ty Thép Việt Nam (Công ty cổ phần Thép tấm miền Nam, Công ty cổ phần Tôn mạ VNSteel Thăng Long, Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê,...); Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Quảng Ninh, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội,...),...
Trước đó, trả lời về những doanh nghiệp trên, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng, một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp chưa lên sàn vì một số công ty có vốn điều lệ không đảm bảo, chưa đủ điều kiện trở thành công ty đại chúng.
Ông cũng nhắc tới trường hợp các doanh nghiệp đủ điều kiện là công ty đại chúng nhưng chưa đảm bảo các yếu tố về công khai, minh bạch, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo ông, phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ rà soát lại để quản lý, đảm bảo niêm yết khi đạt yêu cầu.
Theo TTXVN