ClockThứ Sáu, 27/10/2017 06:39

Cần mô hình và cơ chế đột phá cho đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt phải có mô hình và cơ chế đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tạo sự lan tỏa.

Chiều 26/10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin về Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trước khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình dự án Luật tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 22/3/2017, Bộ Chính trị có kết luận tại Thông báo số 21 về các đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và đồng ý chủ trương xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin về Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Hiện Chính phủ đã chọn 3 khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) là những khu kinh tế đặc biệt với những chính sách và cơ chế đặc biệt để phát triển.

Theo phân tích, 3 đặc khu kinh tế có thể đạt mức thu nhập lên đến 12.000 USD - 13.000 USD/năm, tương đương 23 - 25 triệu đồng/tháng.

Hiện Việt Nam có 17 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập… Các khu kinh tế đã thu hút được 153 tỷ USD, chiếm 52% đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 42%, xuất khẩu bằng 52%, thu hút khoảng 3 triệu lao động.

Tuy nhiên, việc phát triển các khu kinh tế vẫn còn sự khác nhau giữa mục tiêu và hướng phát triển ngành, thể chế chưa có nhiều vượt trội, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, nhiều đầu mối…

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trở thành các vùng động lực tăng trưởng cho đất nước, điều tiên quyết là phải có mô hình và cơ chế đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, kiểm toán được lợi ích của các nhà đầu tư và tạo sự lan tỏa cho cả nền kinh tế.

“Khi so sánh 9 tiêu chí về môi trường đầu tư kinh doanh, ưu đãi, giải quyết tranh chấp, cơ chế phát triển kết cấu hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư, người dân; giải quyết tranh chấp về lao động, giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh, về xuất nhập cảnh, ngoại hối… thì thấy rằng, các chính sách quy định theo 9 nhóm như vậy hầu hết là cao hơn và thuận lợi hơn so với 80 quốc gia.

Ngoài tính cạnh tranh như vậy, trong luật, các cơ chế này, các ưu đãi cao nhất cũng chỉ tập trung cho một số ngành, lĩnh vực, ví dụ như tập trung vào những dự án gắn với nguồn vốn đầu tư quy định tại các phụ lục áp dụng đối với từng đặc khu riêng”, ông Trần Duy Đông cho biết.

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được các đại biểu cho ý kiến vào những vấn đề đang được đặt ra, tạo hướng mở nhưng chặt chẽ, để thực sự tạo cú hích cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top