ClockThứ Ba, 24/10/2023 07:18

Cây xanh cho đô thị di sản

TTH - Huế là đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước với gần 70 ngàn cây xanh đường phố, vượt tiêu chuẩn về cây xanh đối với đô thị loại 1. Công tác quy hoạch cây xanh đường phố đã và đang được TP. Huế triển khai nhằm tạo ra một bản sắc riêng cho đô thị di sản.

Phát triển hạ tầng cây xanh – mặt nước Cố đô HuếHội thảo “Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế”Quy hoạch cây xanh đường phố

Đường Lê Lợi xanh mát với 2 hàng cây long não 

Những năm gần đây, Huế không chỉ là thành phố xanh với hệ thống cây xanh đa dạng về chủng loại với tỷ lệ che phủ cao, mà còn sạch đẹp lên từng ngày. Để có được kết quả đó, UBND TP. Huế đã và đang tiếp tục triển khai các chương trình, hoạt động, như: “Ngày Chủ nhật xanh”, “Huế - thành phố bốn mùa hoa”, “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an”, “60 phút sạch nhà đẹp ngõ”…, vừa góp phần tạo nên một TP. Huế sáng - xanh - sạch - đẹp, vừa lan tỏa ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường. Qua đó, hình ảnh mỗi gia đình, ngõ xóm, cơ quan, đơn vị, trường học, nơi công cộng đang dần thay đổi và ý thức của mỗi người dân cũng được nâng lên.

Để giữ vững và phát triển bền vững danh hiệu “Thành phố xanh”, nhiều giải pháp đã và đang được thành phố triển khai, trong đó có việc phát triển du lịch dịch vụ hạn chế các loại hình sản xuất phát thải gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích xây dựng kiến trúc xanh; ưu tiên bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và cải tạo cảnh quan môi trường đô thị. Hiện, việc quản lý, tôn tạo, bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh ở Huế rất được coi trọng để duy trì và tôn tạo mảng xanh cho thành phố, trong đó Trung tâm Công viên cây xanh Huế triển khai nhiều công việc như chăm sóc định kỳ, chặt tỉa những cây không đúng chủng loại, cắt mé tạo tán cành nhánh, tạo mỹ quan đô thị.

Ông Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho rằng, với mục tiêu giữ vững thương hiệu “Thành phố xanh Quốc gia”, thời gian tới, trung tâm tiếp tục công tác sưu tầm, chọn lọc, nhân giống những chủng loại cây phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại địa phương để tham mưu, đề xuất thành phố trồng mới, trồng thay thế các chủng loại không phù hợp trên các đường phố, công viên, điểm xanh, khu định cư mới nhằm làm phong phú, đa dạng, phát triển bền vững hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố.

Để tạo nên không gian xanh cho thành phố, trung tâm tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho thành phố thiết kế quy hoạch cây xanh tại các tuyến đường nhằm hoàn chỉnh một số tuyến đường trung tâm với tiêu chí “đường nào cây ấy”. Trong đó, các khu vực có sẵn cây bản địa thì nghiên cứu bổ sung thêm cây và hoa mới để tạo sự phong phú, đa dạng cho cây xanh đường phố; đồng thời bảo tồn cây cổ thụ, tăng cường công tác kiểm tra để triệt hạ một số cây già cỗi, dễ gãy đổ, đồng thời tiếp tục trồng bổ sung một số loại cây trên cơ sở giữ lại các loại cây mang tính đặc trưng riêng, như đường Lê Lợi gắn với cây long não, phượng vàng và sau sau; đường Đống Đa trồng me tây; đường Nguyễn Huệ phượng đỏ, phượng vàng; đường Hà Nội chọn nhạc ngựa và bằng lăng; Hai Bà Trưng trồng bàng Đài Loan…

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trương Đình Hạnh, cùng với việc thường xuyên bổ sung, trồng mới hệ thống cây xanh tại các công viên, điểm xanh và các tuyến đường, khu dân cư…, thành phố luôn chú trọng đến việc quy hoạch hệ thống cây xanh đường phố. Trong đó, luôn gắn quy hoạch đô thị với quy hoạch cây xanh, bố trí diện tích đất để đảm bảo vừa trồng cây xanh, vừa bảo tồn cây xanh cổ thụ và không phá vỡ các thảm cỏ xanh dọc 2 bờ sông Hương. Hiện, thành phố đang mời các đơn vị tư vấn thiết kế nghiên cứu, quy hoạch các tuyến đường nhằm đảm bảo hệ thống cây xanh vừa đẹp vừa thân thiện và phù hợp với không gian đô thị Huế.

Bài, ảnh: Khánh Thư
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được phê duyệt và công bố rộng rãi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là tiền đề, điều kiện hàng đầu để tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả.

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

TIN MỚI

Return to top