ClockThứ Hai, 07/08/2023 13:43

Quy hoạch cây xanh đường phố

TTH - Với hơn 70 ngàn cây xanh được trồng ở các công viên (CV), điểm xanh và các tuyến đường trên địa bàn TP. Huế, Trung tâm Công viên cây xanh (CVCX) Huế hướng đến việc lựa chọn chủng loại thích hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương nhằm đa dạng phong phú chủng loại cây trồng cũng như quy hoạch cây xanh thành phố.

Trồng mới 167 cây xanh tại phố đi bộ Hai Bà TrưngXử lý cây xanh ngã đổ do bão, giải phóng đường điTrồng hơn 400 cây xanh dọc tuyến đường đi bộ sông HươngVẫn chuyện cây xanh đô thịTạo thêm nhiều không gian xanh cho đô thị Huế

leftcenterrightdel
Đường 23 Tháng 8 luôn rợp bóng cây xanh tạo không gian xanh mát cho cả tuyến đường 

Cùng với đầu tư nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố và các CV, điểm xanh trên địa bàn, hằng năm UBND TP. Huế chỉ đạo Trung tâm CVCX Huế trồng mới, bổ sung thêm hàng ngàn cây xanh theo hướng “đường nào cây ấy”. Từ năm 2020 đến nay, thực hiện đề án “Thành phố bốn mùa hoa” và xây dựng Huế trở thành thành phố Xanh - Sạch - Sáng, 23 tuyến đường trung tâm thành phố, như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hùng Vương, Bến Nghé, Đoàn Thị Điểm… được phủ xanh với hàng trăm cây xanh cho bóng mát và nở hoa vào các mùa, tạo không gian xanh cho đô thị trung tâm.

Cùng với việc trồng mới hệ thống cây xanh tại một số tuyến đường, trung tâm tăng cường công tác kiểm tra để triệt hạ một số cây già cỗi, dễ gãy đổ, đồng thời tiếp tục trồng bổ sung một số loại cây trên cơ sở giữ lại các loại cây mang tính đặc trưng riêng. Như đường Lê Lợi gắn với cây long não, phượng vàng và sau sau; đường Đống Đa trồng me tây; đường Nguyễn Huệ phượng đỏ, phượng vàng; đường Hà Nội chọn nhạc ngựa và bằng lăng; đường Hùng Vương tăng cường cây muối (nhội); Hai Bà Trưng trồng bàng Đài Loan… Trong đó, các loại cây chủ đạo được trồng trên các tuyến phố là bằng lăng, phượng.

Theo lãnh đạo Trung tâm CVCX Huế, hiện trung tâm đang quản lý gần 70 ngàn cây xanh với hơn 60 loài cây như bằng lăng, phượng vàng, phượng đỏ, muối, long não… Trong đó, trung tâm đã đưa ra nhiều tiêu chí để lựa chọn xây dựng quy hoạch cây xanh thành phố, chọn chủng loại thích hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương nhằm làm đa dạng phong phú chủng loại cây trồng, như cây trồng phù hợp với cảnh quan đô thị; cây được chọn có hoa, tán đẹp, độ phân cành cao, thường xanh quanh năm, ít rụng lá; cây không thuộc dạng thân giòn, dễ gãy, hệ rễ không thuộc dạng ăn ngang trên mặt đất, không phá vỡ công trình hiện có; hoa không phát mùi gây ô nhiễm không khí, quả khi chín rơi rụng không thu hút ruồi muỗi, không làm mất vệ sinh môi trường, không gây tai nạn cho người đi đường… Ngoài ra, trung tâm cũng nghiên cứu, lựa chọn cây có khả năng lọc được bụi và giảm tiếng ồn; cây có bộ rễ phát triển ăn sâu để hạn chế đổ ngã khi mưa bão; cây có sức sống cao chịu được tác động bất lợi của đô thị… Đồng thời, chọn cây có giá trị về văn hóa, lịch sử. Việc chọn cây trồng trên địa bàn thành phố còn chú trọng đến đặc tính sinh thái của từng loại cây, ưu tiên cây bản địa, cây đã được di thực và thuần hóa qua các thời kỳ trước đây để phối trí cảnh quan một cách đồng bộ và đảm bảo cây phát triển bền vững, phù hợp điều kiện môi trường địa phương.

Với mục tiêu giữ vững thương hiệu "Thành phố xanh Quốc gia", thời gian tới, trung tâm tiếp tục công tác sưu tầm, chọn lọc, nhân giống những chủng loại cây phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại địa phương để đề xuất trồng mới, trồng thay thế các chủng loại không phù hợp trên các đường phố, CV, điểm xanh, khu định cư mới nhằm làm phong phú đa dạng, phát triển bền vững hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý và phát triển cây xanh đường phố theo đúng quy hoạch, gắn bảng tên và số cây xanh đường phố, cây xanh trong CV, đồng thời thay thế, trồng mới, trồng dặm cây xanh không đúng chủng loại, cây tạp, cây sâu bệnh, già cỗi trên các tuyến đường, CV, điểm xanh để đồng bộ hệ thống cây xanh trên các tuyến đường và tăng cường diện tích xanh bình quân trên người. Tiếp tục rà soát, kiểm tra các khu quy hoạch, khu tái định cư... chưa trồng cây xanh, trồng bổ sung cây xanh, ưu tiên trồng cây xanh ở các phường, xã mới sáp nhập vào thành phố.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được phê duyệt và công bố rộng rãi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là tiền đề, điều kiện hàng đầu để tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả.

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

TIN MỚI

Return to top