ClockThứ Hai, 24/06/2024 06:16

Chỉnh trang hạ tầng, phát triển kinh tế đêm

TTH - Cùng với các khu phố đêm, phố đi bộ, TP. Huế đã và đang đầu tư hạ tầng và chỉnh trang các tuyến phố hình thành phố ẩm thực phục vụ du khách, đồng thời góp phần kích cầu du lịch và phát triển kinh tế đêm trên địa bàn.

Kinh tế đêm Huế cần sự kiên trìCơ hội mới cho du lịchMuốn phát triển kinh tế đêm, phải phát triển “kinh tế ngày”

Điểm hẹn tại Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên 

Sau khi đầu tư kinh phí chỉnh trang vỉa hè đường Trương Định, Phạm Hồng Thái, TP. Huế giao UBND phường Vĩnh Ninh tổ chức quản lý và cho thuê vỉa hè đoạn từ ngã tư Trương Định - Phạm Hồng Thái đến nút giao Trương Định - Hoàng Hoa Thám và vỉa hè ngã tư Trương Định - Hoàng Hoa Thám đến nút giao Hoàng Hoa Thám - Lê Lợi để đưa vào hoạt động phố ẩm thực đêm. Qua hơn 1 năm triển khai, hiện Phố ẩm thực Trương Định - Hoàng Hoa Thám có gần 30 hộ dân đăng ký thuê vỉa hè kinh doanh ẩm thực đêm, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm của người dân và du khách.

Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh, ông Nguyễn Đức Tường Thoại cho rằng, phát huy thế mạnh, lợi thế phường trung tâm, nơi có nhiều cơ sở lưu trú với số lượng khách lưu trú trên địa bàn đông nên cùng với Phố đi bộ Hai Bà Trưng, phường khai thác lĩnh vực ẩm thực và tổ chức cho các hộ kinh doanh thuê vỉa hè để kinh doanh buôn bán. Qua khảo sát, hiện các cơ sở hoạt động khá hiệu quả, lượng khách đến thưởng thức ẩm thực, giải khát và vui chơi đông nên phường đang đề xuất UBND TP. Huế phương án tổ chức chặn đường Trương Định đoạn từ nút giao với đường Hoàng Hoa Thám đến nút giao với đường Phạm Hồng Thái nhằm tạo điều kiện cho du khách vui chơi và đi bộ, đồng thời xin hỗ trợ kinh phí lắp đặt hệ thống đèn lồng tạo không gian sinh động cho tuyến phố để thu hút du khách.

Tại phường Phú Hội, Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên thời điểm này cũng đang thu hút một lượng khách khá lớn đến vui chơi, thưởng thức ẩm thực, tạo thêm không gian trải nghiệm mới cho du lịch Huế, đặc biệt là giới trẻ. Với hơn 20 cơ sở kinh doanh ẩm thực và đặc sản Huế, tuyến đường Nguyễn Văn Huyên và các khu vực xung quanh khá sôi động và nhộn nhịp về đêm với mô hình vui chơi, ăn uống và mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản.

Để thu hút khách đến với Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên, phường đã đầu tư trang bị hệ thống điện chiếu sáng, chỉnh trang lại tuyến đường và các khu vực xung quanh, đồng thời vận động các cơ sở kinh doanh bổ sung thêm hàng hóa nhằm tạo sự phong phú cho khu phố góp phần phát triển kinh tế đêm trên địa bàn.

“Đến Huế du lịch, ngoài các nhà hàng và quán ăn ở các tuyến đường trung tâm thì Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên mang lại sự trải nghiệm mới mẻ khi được thưởng thức các món ăn dân dã, được ngồi giải trí cùng bạn bè giữa không gian thoáng đãng cùng với sự sôi động, náo nhiệt của khu phố. Ở đây, mọi người dễ hòa đồng và gần gũi nhau hơn, du khách có thể ngồi đến 1, 2h sáng, song chi phí lại khá thấp vì giá cả các món ăn khá thấp”, anh Thái Mẫn, một du khách ở Đà Nẵng chia sẻ.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, để kích cầu và thu hút khách, sắp tới thành phố tập trung quản lý tốt các phố đi bộ, phố đêm, phố ẩm thực, đồng thời triển khai các nhiệm vụ sớm đưa các đề án phát triển kinh tế đi vào hoạt động, bao gồm đề án xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Rú Chá - Cồn Tè, phát triển du lịch cộng đồng bờ biển Hải Dương, nâng cao chất lượng dịch vụ bãi tắm Thuận An và phát triển các tour du lịch trải nghiệm tham quan làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình (Phú Mậu). Ở phía thượng nguồn sông Hương, đẩy mạnh khai thác các di tích Triều Nguyễn, phát triển thêm các điểm đến hấp dẫn khách như Khe Ngang (Hương Hồ), hồ Khe Rưng (Hương Thọ) nhằm tạo cho Huế một bức tranh du lịch sống động và hấp dẫn để thu hút khách, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và tạo thu nhập ổn định cho người dân.

Bài, ảnh: Ngọc Khánh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và chuyển đổi số đang là cơ hội vàng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực và kinh tế - xã hội của địa phương. Để tận dụng những lợi thế tốt nhất, tỉnh đã và đang tập trung đầu tư, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghệ thông tin (CNTT).

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Ba cây chụm lại...

Câu chuyện về liên kết để phát triển được nhắc đến khi cách đây khoảng hơn 20 năm, 3 địa phương gồm Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với chủ đề: “Ba địa phương - một điểm đến”. Và rồi mới đây, hội thảo “Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức, cũng đã thảo luận chính sách, đưa ra các định hướng liên kết và giải pháp chung về phát triển du lịch vùng.

Ba cây chụm lại

TIN MỚI

Return to top