ClockChủ Nhật, 10/09/2017 15:01

Cho vay đóng 'tàu 67' cần hướng theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện chiếm gần 50% tổng dư nợ cho vay đầu tư phục vụ Chính sách phát triển Thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) của Chính phủ.

Quảng Nam hạ thủy đôi tàu vỏ sắt theo Nghị định 67. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN

Thực tế triển khai tại Agribank cho thấy, khách hàng vay vốn chưa có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ vay vốn, lập phương án kinh doanh hoặc chứng minh được khả năng tài chính, nguồn nhân lực chưa đạt trình độ quản lý và vận hành trang thiết bị hiện đại khi chuyển đổi từ phương thức đánh bắt truyền thống sang hiện đại…

Bên cạnh đó, không ít ngư dân cho rằng, chương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ nên không chú trọng đến tính hiệu quả của phương án.

Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thời gian thẩm định, phê duyệt dự án của ngân hàng thường kéo dài và bị động; đồng thời là rào cản lớn đối với ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

Để đạt được mục tiêu như kỳ vọng, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank kiến nghị cần áp dụng chính sách ưu đãi có chọn lọc, ưu tiên mô hình nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tương tự mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cụ thể, chủ tàu là phải thành viên của tổ đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá, doanh nghiệp khai thác thủy sản; tàu phải được lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị vệ tinh (GPS) kết nối được trạm bờ.

Đồng thời, không khuyến khích đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá theo mô hình tổ chức sản xuất cá nhân nhỏ lẻ do chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo; năng lực quản lý, vận hành khai thác; năng lực tài chính có nhiều hạn chế và không tạo được sự gắn kết giữa các tàu đánh bắt ở ngoài khơi vì mục tiêu phát triển kinh tế cũng như đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Phượng, cần duy trì chính sách bảo hiểm đối với con tàu tương ứng với thời gian vay vốn theo quy định tại Nghị định 67 (11 năm đối với tàu vỏ gỗ hoặc tàu được nâng cấp; 16 năm đối với tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới được đóng mới).

Bên cạnh đó, việc khai thác thủy sản xa bờ và dịch vụ hậu cần thủy sản trên biển là ngành có rủi ro cao do thiên tai, tình hình vi phạm lãnh hải của các nước…; tài sản bảo đảm cho khoản vay là chính con tàu nên khi rủi ro xảy ra (tàu bị chìm, bị bắt giữ…) khoản vay của ngân hàng có nguy cơ khó thu hồi. Do đó, Agribank kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ ngân hàng xử lý các khoản vay vốn theo Nghị định 67 không thu hồi được.

Tính đến ngày 31/7/2017, Agribank đã cho 510 chủ tàu vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu, tương đương trên 50% số lượng tàu đã được các ngân hàng thương mại phê duyệt và ký hợp đồng cấp tín dụng với tổng số vốn cam kết cho vay theo các hợp đồng tín dụng đã ký là 4.605 tỷ đồng, dư nợ là 3.883 tỷ đồng.

Trong số 510 tàu được Agribank cho vay có 122 tàu vỏ thép, 45 tàu vỏ composit, 343 tàu vỏ gỗ (422 tàu đóng mới, 88 tàu nâng cấp), trong đó có 90 chiếc tàu hậu cần và 420 tàu đánh bắt hải sản.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

TIN MỚI

Return to top