ClockThứ Sáu, 07/06/2024 11:07

Chống sa mạc hóa

TTH - Sa mạc hóa là một trong những vấn đề đáng lo ngại mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt. Chính sự quan tâm này mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã phát động Ngày Môi trường Thế giới năm 2024, với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa" để đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho mọi quốc gia, mọi người dân chung tay tham gia phòng ngừa.

Tập trung vào phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóaMít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giớiUNCCD: Cần có hành động khẩn cấp trước tình trạng hạn hán chưa từng có

 Thu gom rác thải - một hoạt động bảo vệ môi trường chống sa mạc hóa

 Từ lâu cộng đồng quốc tế đã nhận thấy sa mạc hóa là một vấn đề rộng lớn liên quan đến cả ba lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới. Với Việt Nam, khi trở thành thành viên thứ 134 Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc (UNCCD) vào năm 1998 đã nhận thức rõ hơn, cao hơn về vấn đề này.

Từ đó đến nay, các hoạt động BVMT và chống sa mạc hóa không ngừng được tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực, thành tựu đạt được, quá trình chuyển đổi kinh tế đang kéo theo nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến BVMT, đến chống sa mạc hóa. Riêng về tỷ lệ độ che phủ rừng, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, năm 1998 đạt 32%, năm 2010 tăng lên 43%. Thế nhưng theo thống kê mới nhất của Bộ này, hiện nay, tỷ lệ độ che phủ rừng hơn 42%. Có thể, độ che phủ rừng giảm do nhiều nguyên nhân: Phục vụ xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, bố trí tái định cư, mở rộng đô thị... Chính việc mất rừng đang kéo theo sự giảm sút các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. Cùng với đó là ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng do lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, chất thải công nghiệp, làng nghề và sinh hoạt chưa được xử lý đảm bảo. Tình trạng khai thác cát với trữ lượng lớn ở vùng cát nội đồng, phát triển nuôi trồng thủy sản không kiểm soát, xả nước thải chưa qua xử lý... làm suy thoái môi trường đất, nguồn nước ven biển.

Nằm trên dải đất miền Trung, Thừa Thiên Huế cũng là nơi chịu ảnh hưởng của sa mạc hóa, thoái hóa đất, hạn hán, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn... Trên địa bàn tỉnh có khoảng 15.750ha đất bị hoang hóa, xói mòn mạnh, tập trung chủ yếu ở vùng cát ven biển và vùng gò đồi, núi.

Những năm qua, để chống sa mạc hóa, nhiều chương trình, dự án trồng rừng, phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng... được triển khai rộng rãi. Với những kết quả trong thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh từ 43% năm 1999 lên 48,1% năm 2005 và đến nay đạt gần 58%. Ngoài ra, nhiều mô hình nông, lâm kết hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... đã đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống người dân ở những vùng đất bị hoang hóa hoặc có nguy cơ hoang hóa, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái, phủ xanh những vùng đất cằn cỗi.

Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất của  các cấp trên địa bàn tỉnh cũng được thực hiện trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chú trọng BVMT và phát triển bền vững. Song, trước quá trình sa mạc hóa đang diễn biến theo hướng bất lợi do tác động của con người, của BĐKH, tỉnh tiếp tục xây dựng, triển khai những giải pháp ngăn chặn hiệu quả bằng cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và giải pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho từng địa bàn, vùng miền; chính sách về vốn; cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế theo xu hướng xanh hóa...

Bài, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước

Thời tiết bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng. Đây là thời điểm mà các điểm bơi lội mở cửa trở lại, nhu cầu tắm sông, suối của người dân, nhất là các em nhỏ tăng cao. Vì vậy, cẩn trọng đuối nước luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước
An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba: Mô hình cần được nhân rộng

Nhờ thường xuyên chú trọng và luôn đổi mới cách làm, nên tình hình an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ (ANTT, PCCN) ở chợ Đông Ba luôn được đảm bảo. Nhiều vụ việc liên quan đến ANTT, trộm cắp tại chợ đã được ngăn chặn kịp thời. ANTT, PCCN ở chợ Đông Ba là mô hình hay cần nhân rộng ra các chợ truyền thống khác trên địa bàn toàn tỉnh.

An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba Mô hình cần được nhân rộng
Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách

Việc tập hợp các thông tin hộ kinh doanh đã mã hóa và lưu trữ dưới dạng số hóa trên chức năng bản đồ số hộ kinh doanh được triển khai trên ứng dụng eTax Mobile sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước tra cứu, phản hồi thông tin một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.

Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách
Return to top