ClockThứ Sáu, 20/09/2024 10:40

Chú trọng đến EPR

TTH - EPR là cụm từ nói về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Trách nhiệm này đang được xem là mô hình hiệu quả để thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH); trong đó vai trò doanh nghiệp được thể hiện rõ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hướng đến nền kinh tế xanh, sạch.

Hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vữngTăng trưởng xanh, đi nhanh để chiếm ưu thếĐam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Nhà máy xử lý điện - rác Phú Sơn thể hiện rõ EPR 

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phối hợp với Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở khu vực miền Trung” tổ chức hội thảo giới thiệu công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại địa phương. Dịp này, nhiều chuyên gia tham dự cho rằng, EPR là cách tiếp cận của chính sách môi trường; trong đó, nhà sản xuất được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong vòng đời của sản phẩm, bao gồm từ việc thiết kế, sản xuất đến tiêu dùng...

Ông Nguyễn Thi, chuyên gia Vụ Pháp chế, Bộ TNMT cho rằng, trước đây EPR được thể chế hóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy nhiên thời gian qua, quy định EPR chưa được thực hiện hiệu quả, bởi đó là mô hình hoàn toàn tự nguyện.

Việc áp dụng tự nguyện dẫn đến mô hình EPR không phát huy hiệu quả, không tạo ra cơ chế tài chính bền vững cho việc thu hồi, xử lý sản phẩm, bao bì sau khi sử dụng; không có tác động đến quá trình dùng nguyên liệu, thiết kế sản phẩm dễ thu gom, tái chế, kéo dài "cuộc đời" của sản phẩm...

“Với xu hướng tất yếu của sự phát triển mô hình KTTH hiện nay, việc áp dụng EPR là cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững” - ông Nguyễn Thi nhận định.

Hiện nay, theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, EPR được thay đổi cách tiếp cận, trong đó nhà sản xuất có 2 trách nhiệm: Trách nhiệm tái chế sản phẩm bao bì đối với nhóm sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế; trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải đối với nhóm sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho việc thu gom, xử lý chất thải. Đây là chính sách rõ ràng, giúp giải quyết các vấn đề rác thải nhựa, cũng như đẩy mạnh phát triển KTTH ở các địa phương, tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại, thân thiện với môi trường.

Đại diện một doanh nghiệp chia sẻ, để thực hiện EPR hiệu quả, bền vững, ngoài ý thức xem “rác thải là tài nguyên”, các bộ, ngành cần xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Các bên liên quan cần tăng cường trao đổi, chia sẻ, giải đáp các vấn đề trong thực hiện quy định chi tiết về EPR, như đối tượng, hình thức thực hiện, lộ trình, kê khai, báo cáo kết quả tái chế, chế tài xử lý vi phạm... Qua đó, giúp các doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về trách nhiệm quản lý, xử lý chất thải suốt vòng đời của sản phẩm.

Ông Nguyễn Hoàng Phước, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh cho rằng, EPR và KTTH có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có EPR thì không thể có KTTH. EPR hiện đã quy định rõ tại Điều 54 và 55 của Luật BVMT và được quy định chi tiết tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ. Sắp đến, ngành TNMT sẽ tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo giúp các bên liên quan ở địa phương nhìn rõ hơn về EPR, cụ thể là các mối quan hệ giữa nhà sản xuất, tổ chức tái chế, người thu gom và người tiêu dùng để triển khai EPR hiệu quả ở địa phương.

Bài, ảnh: M. Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top