ClockThứ Tư, 31/01/2024 11:11

Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

TTH - Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Xây dựng mới 56 mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơNông dân với nông sản hữu cơ, OCOPHình thành trên 60 mô hình nông nghiệp hữu cơ

 Nông nghiệp hữu cơ là niềm đam mê của ông Nguyễn Văn Lịch (bên trái)

Hàng ngày, từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối, ông Lịch luôn tay, luôn chân ở vườn và khu chăn nuôi của gia đình. Dù đã 66 tuổi, nhưng niềm vui từ công việc đã mang đến cho ông sự hồ hởi và năng lượng tích cực. Ông kể: “Tôi là cán bộ hưu trí, nhưng từ nhỏ, niềm đam mê với nông nghiệp đã chảy trong huyết quản. Lúc trước công việc bận rộn, sau khi về hưu cách đây hơn 5 năm, tôi dành thời gian cùng vợ để vun vén cho niềm đam mê này”.

Năm 2018, gia đình ông Lịch liên kết để làm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn theo quy trình của Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm. Từ lợi thế diện tích vườn lớn, nắm bắt và học hỏi kỹ thuật “chắc tay” cùng niềm đam mê, ông Lịch ngày càng quyết tâm theo lựa chọn này.

Ông cho biết: “Nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn vừa góp phần cải tạo môi trường, vừa gia tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích. Cùng với đó, vì chỉ sử dụng thức ăn và phân hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, sức khỏe của người canh tác lẫn chất lượng sản phẩm đều an toàn. Từ đó, góp phần đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng”.

Đã có quy trình trồng trọt, chăn nuôi cụ thể, ông Lịch tận dụng tất cả lợi thế từ đất vườn và chuồng trại của mình để phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Hiện tại, vườn thanh trà của ông có diện tích 1,4ha (mỗi ha 200 cây), vườn bưởi da xanh rộng 0,6ha. Với quy trình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, diện tích vườn này sẽ cung cấp nguồn cỏ sạch, đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng (cùng với các phụ phẩm nông nghiệp khác như rơm) để nuôi bò. Ngược lại, từ chuồng nuôi bò và lợn, nguồn phân thu được sẽ được ủ để trở thành phân bón hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng trở lại cho vườn.

Hiện tại, ông Lịch đang nuôi 5 lợn nái và 40 lợn thịt. Với lợn thịt, trung bình mỗi năm xoay vòng 2,5 lứa. Thu nhập từ vườn bưởi, thanh trà và hoạt động chăn nuôi đạt hơn 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn tạo việc làm cho lao động thời vụ tại địa phương khi vào mùa.

Không chỉ là một trong những người đi đầu trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi tại địa phương, ông Lịch còn góp công sức và trí tuệ để thương hiệu thanh trà Phong Thu được thêm nhiều người biết đến. Năm 2020, HTX Thanh trà Phong Thu được thành lập, với uy tín và kinh nghiệm của mình, ông Lịch được tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX, cùng với 14 hộ gia đình khác chăm sóc, chia sẻ kinh nghiệm và nâng tầm cho loại quả đặc sản của địa phương.

Dù trải qua nhiều đợt lũ lụt, như năm 2020 làm thiệt hại 80% diện tích thanh trà, song không vì thế mà ông Lịch nhụt chí. Bộc bạch về niềm vui và những khó khăn đã trải qua, ông chia sẻ: “Hiện nay con cái tôi đều đã ổn định, tôi cùng vợ làm việc để vừa có thêm thu nhập, vừa mang đến những sản phẩm nông nghiệp chất lượng đến tay người tiêu dùng. Bởi thế, dù vất vả nhưng tôi vẫn thấy rất vui, niềm vui này được nhân lên gấp nhiều lần khi những sản phẩm sạch do chính tay tôi vun bón được người tiêu dùng tín nhiệm”.

Hiện tại, cùng với đam mê nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, ông Lịch là địa chỉ tin cậy, luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và những kiến thức mà mình tích góp được đến cho nhiều người, nhất là người cao tuổi (NCT) trên địa bàn. Nhận xét về ông Nguyễn Văn Lịch, ông Đoàn Văn Lai, Trưởng Ban đại diện Hội NCT huyện Phong Điền cho biết: “Tại địa phương, ông Nguyễn Văn Lịch là một trong những gương NCT làm kinh tế giỏi với phương pháp làm nông nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường. Không chỉ là mô hình kinh tế NCT cần nhân rộng, những tấm gương lao động – sản xuất như ông Lịch còn góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua NCT sản xuất, kinh doanh giỏi”.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
Làm giàu với mô hình hệ sinh thái tuần hoàn

Với niềm đam mê chăn nuôi, trồng trọt, chị Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 1995 ở phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy bắt đầu khởi nghiệp từ mô hình “hệ sinh thái” tuần hoàn với nhiều sản phẩm đa dạng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu với mô hình hệ sinh thái tuần hoàn
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top