ClockThứ Sáu, 22/03/2024 11:45

Tăng trưởng xanh, đi nhanh để chiếm ưu thế

TTH - Với xu thế phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đều đặt ra mục tiêu phải sản xuất xanh, tuần hoàn để tăng trưởng xanh.

Thu hút đầu tư “xanh”Nhìn lại thế giới 2023: Chìa khóa tăng trưởng xanhThay đổi để bắt kịp xu hướng mới nổi của ngành du lịch

 Nhiều DN ở KCN Phú Bài đổi mới thiết bị công nghệ để sản xuất xanh

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; quy mô kinh tế của vùng năm 2020 đạt 1.157 nghìn tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp; một số ngành kinh tế cơ bản, nhất là các ngành kinh tế biển, các ngành có giá trị gia tăng cao được hình thành, phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, khu vực này cũng đi đầu trong ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất công, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ từng bước tham gia vào sản xuất xanh, đảm bảo tăng trưởng xanh.

Gần đây, các nhãn hàng quốc tế ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. Trong đó, yêu cầu các nhà máy sản xuất phải sử dụng nguyên liệu tái chế, năng lượng sạch cho quá trình sản xuất để đảm bảo các tiêu chí xanh. Những doanh nghiệp (DN) đi đầu trong sản xuất xanh thường chiếm được nhiều lợi thế về đơn hàng, thị trường tiêu thụ. Hiện hàng trăm nhãn hàng quốc tế đưa ra lộ trình để các nhà máy gia công, liên kết phải tham gia vào sản xuất xanh. Vì thế, ngành công, nông nghiệp, thương mại dịch vụ muốn tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa cùng loại đến từ các nước thì buộc phải nhanh chóng tái cơ cấu, tham gia vào sản xuất tuần hoàn, sản xuất xanh.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, theo con đường tăng trưởng xanh, nếu DN, quốc gia nào đi nhanh sẽ chiếm được nhiều ưu thế. Vì xu hướng của người tiêu dùng trong nước, thế giới sẽ chọn những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Ở Thừa Thiên Huế, sản xuất xanh luôn được quan tâm. Từ 20 năm trước tỉnh đã có quy định thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, sản xuất công, nông nghiệp theo hướng xanh và sạch. Khuyến khích các DN đầu tư máy móc công nghệ hiện đại để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Thừa Thiên Huế tiếp tục kêu gọi các DN đầu tư mở rộng các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) theo hướng xanh, sản xuất tuần hoàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong, ngoài nước. Đơn cử như mới đây DA đầu tư hạ tầng KCN Gilimex tại KCN Phú Bài khởi công xây dựng với tổng vốn trên 2.600 tỷ đồng, diện tích hơn 460ha, gồm khu A và B. Đây là DA được xác định là KCN tổng hợp xanh, sạch, công nghệ tiên tiến, công nghiệp kỹ thuật cao, hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế… Khi DA này đi vào hoạt động sẽ thu hút 20.000 - 30.000 lao động.

Không riêng Thừa Thiên Huế mà nhiều địa phương ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, các DN đầu tư KKT, KCN đang chuyển đổi công nghệ để hướng đến sản xuất xanh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong, ngoài nước.

Theo quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nơi đây có nhiều “toa tàu” chủ lực về kinh tế, phát triển bền vững, tăng trưởng nhanh và xanh.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường vốn tự nhiên là chìa khóa cho tăng trưởng xanh

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết đăng tải trên trang web của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Bài viết được thực hiện bởi bà Yoko Watanabe, Giám đốc phụ trách môi trường, Bộ phận Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững của ADB, cùng các chuyên gia kinh tế cao cấp.

Tăng cường vốn tự nhiên là chìa khóa cho tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh từ chỉ số PGI

Để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững môi trường, tỉnh cần cần tập trung cải thiện ở 4 nhóm chính sách lớn, tức là ở cả 4 chỉ số thành phần PGI.

Tăng trưởng xanh từ chỉ số PGI

TIN MỚI

Return to top