ClockThứ Tư, 27/12/2023 11:39

Cơ cấu giống ngắn ngày và gieo cấy lúa kịp thời vụ

TTH - Trong điều kiện diễn biến thời tiết phức tạp, đồng ruộng bị ngập kéo dài, ngành nông nghiệp cùng các địa phương phải tính toán, cơ cấu giống lúa phù hợp nhằm đảm bảo gieo cấy kịp thời vụ, thu hoạch kịp thời vụ.

Đưa giống lúa ngắn ngày, chất lượng vào gieo cấyThả 110.000 con cá, tôm giống xuống phá Tam Giang - Cầu HaiPhong Điền: Năng suất lúa vụ hè thu giảm 5,5 tạ/ha do thời tiết nắng nóng

Một vùng cao đang tiến hành làm đất 

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc Hợp tác xã Đông Phú, xã Quảng An (Quảng Điền) thông tin, hiện tại nước trên đồng ruộng đang xuống chậm, những vùng thấp có khả năng 4 ngày tới mới cạn nước. Trong khi thời vụ gieo từ ngày 25/12 và kết thúc ngày 5/1/2024. Để gieo cấy kịp thời vụ, hợp tác xã yêu cầu bà con ngâm giống từ các đồng cao; đồng thời chuyển đổi sang gieo cấy gần 60ha giống J02 ngắn ngày, chiếm 25% diện tích toàn hợp tác xã. Trường hợp tình huống xấu, sau ngày 10/1 không gieo giống dài ngày được sẽ chuyển qua giống trung ngày, ngắn ngày như mọi vụ trước, đảm bảo thu hoạch trước 30/5 và gieo vụ hè thu trước 5/6/2024.

Tại xã Vinh Hiền (Phú Lộc), nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, xã Vinh Hiền đưa giống xác nhận vào gieo cấy trên 95% diện tích (mỗi hợp tác xã bố trí cơ cấu từ 3-5 loại giống). Vinh Hiền cơ cấu 100% giống ngắn ngày, gồm Khang dân, HT1, HN6, J02, HG12, DT39...

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông chia sẻ, để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, yêu cầu các địa phương bố trí hợp lý các loại giống trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất. Đồng thời, khuyến khích sản xuất thử giống có triển vọng HG244 và mở rộng diện tích một số giống lúa đã được công nhận chính thức, giống mới có tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm, ưu điểm về năng suất để đa dạng hóa bộ giống như Hà Phát 3, ST24…

Vụ đông xuân tại thị xã Hương Trà phấn đấu sử dụng giống lúa xác nhận đạt tỷ lệ trên 95% diện tích gieo cấy. Để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, các địa phương trên địa bàn thị xã Hương Trà bố trí hợp lý nhóm giống dài, trung ngày, ngắn ngày trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất của từng vùng...

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Văn Anh thông tin, vụ lúa đông xuân 2023 - 2024, toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 28 ngàn ha lúa. Để chủ động đối phó, khắc phục những tác động xấu, bất thường của thời tiết, khí hậu, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng, Sở đã hướng dẫn các địa phương cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng một cách hợp lý.

Phấn đấu sử dụng giống lúa xác nhận đưa vào gieo cấy đạt khoảng 95% diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Cơ cấu các giống lúa chủ yếu nhóm ngắn ngày như Khang dân, ĐT100 (KH1), HT1, DT39, TH5, HN6, J02, BT7, HG12… chiếm 90-95% trong tổng diện tích gieo cấy toàn tỉnh; nhóm dài ngày, trung ngày chỉ chiếm 5-10%.

Để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, các địa phương bố trí hợp lý nhóm giống dài, trung ngày, ngắn ngày trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất của từng vùng. Ngành nông nghiệp khuyến khích các địa phương sản xuất thử giống có triển vọng HG244; mạnh dạn đưa một số giống lúa đã được công nhận chính thức, có tham gia liên kết, tiêu thụ sản phẩm như ST24, Hà Phát 3, VNR20, ĐB6… để từng bước đa dạng hóa bộ giống của tỉnh.

Sở bố trí khung lịch thời vụ để đảm bảo lúa đông xuân toàn tỉnh trổ tập trung từ ngày 10/4 đến ngày 20/4/2024. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế của từng địa phương để bố trí thời gian gieo cấy phù hợp. Tại huyện A Lưới cần có phương án vận động nông dân triển khai làm đất sớm để bố trí thời vụ sớm hơn lịch chung từ 15 - 20 ngày.

Đối với các vùng thấp trũng, tiêu úng muộn cần cơ cấu giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày. Các địa phương xây dựng phương án cụ thể cho từng vùng, nhất là tiêu úng kịp thời, dự phòng lúa giống… Giống lúa được bố trí sản xuất đại trà phải ở trong danh mục giống được công nhận lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm
Lúa đã xanh trên những triền đồi

Hạt thóc gieo xuống sườn đồi đã không còn lặng im chờ nắng gió để lên xanh. Những miệng ăn trong nhà không còn trông ngóng vào những gùi củi, gùi măng hái trên rừng về lúc chiều muộn. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao A Lưới giờ đã biết làm ăn, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, dần dần thoát khỏi cuộc sống thiếu thốn ngày cũ. Đồng hành cùng với bà con dân bản tạo nên đổi thay ấy, có sự tận tâm tận lực của những người lính nơi biên cương.

Lúa đã xanh trên những triền đồi
Quả ngọt

Những quả mãng cầu thật đẹp giống Thái Lan, Đài Loan và cả mãng cầu ta (giống Việt Nam) do chính tay anh Nguyễn Quang Mỹ, chủ Trang trại Quang Mỹ Garden, trồng và chăm sóc sẽ được cung cấp cho thị trường Huế trong dịp tết Nguyên đán năm nay. Đây là những “quả ngọt” sau 2 năm ròng anh Mỹ bỏ công cải tạo vùng đất đồi Hương Trà để trồng cây ăn trái nghịch vụ.

Quả ngọt
Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân

Dự báo ngày 9/2 (30 tháng Chạp, Âm lịch), bộ phận không khí lạnh (KKL) sẽ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế; vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân
Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó

Trên lý thuyết thì trồng lúa hữu cơ (LHC) nghe có vẻ dễ, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì muôn vàn khó khăn.

Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó

TIN MỚI

Return to top