ClockChủ Nhật, 14/03/2021 15:19

Cơ chế xin - cho đè nặng khiến kinh tế tư nhân khó phát triển

Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết số 10/NQ-TW khóa 12.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêuPhát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc giaNguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đến sự phát triểnVào cuộc tổng điều tra kinh tế và cơ sở hành chính năm 2021Xây dựng dự thảo Nghị định về cấp giấy phép hoạt động vận tải qua biên giới

Kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế tư nhân cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ và các đột phá chiến lược xác định tại các văn kiện và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến hoàn chỉnh Đề án “Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Đâu là những hạn chế, điểm nghẽn của cơ chế quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân thời gian qua? PGS.TS Đào Văn Hùng, nguyên Giám đốc Học viện chính sách phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia phân tích, muốn doanh nghiệp tư nhân phát triển, thì quản lý nhà nước phải giúp họ khắc phục được các điểm yếu căn bản hiện nay.

“Doanh nghiệp tư nhân có hai điểm yếu cơ bản. Đó là khả năng tiếp cận thị trường yếu. Điểm thứ hai là năng lực trong quản trị doanh nghiệp. Trong thực tế, doanh nghiệp tư nhân chưa chứng minh được khả năng quản lý của mình để tiếp cận vốn ngân hàng và khách hàng lớn của họ để có thể kết nối với các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị” - PGS.TS Đào Văn Hùng nói.

Yêu cầu về đổi mới cơ quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân không phải bây giờ mới đặt ra. Vấn đề hiện nay là đổi mới như thế nào vấn đề quản lý nhà nước, để thực sự tạo môi trường thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển thực sự trở thành một “động lực quan trọng” của nền kinh tế - như Nghị quyết của Đảng đã đề ra và cũng chính là kỳ vọng của lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp Việt hiện nay?

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nêu quan điểm: “Chúng ta đã có những cải cách đổi mới trước đây nhưng tiếp tục đổi mới ở mức độ mạnh mẽ hơn, thời gian nhanh và kịp thời hơn. Do vậy, 2 yếu tố mới về thể chế trong đề án lần này  là xóa bỏ rào cản, tạo ra thể chế để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Cần đổi mới 2 điểm trong thể chế như vậy mới giúp doanh nghiệp đạt được cơ hội kinh doanh và khát vọng của mình”.

Phân tích về những vấn đề nội tại khiến doanh nghiệp tư nhân gặp vô vàn khó khăn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cho rằng, đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế tư nhân ngay bằng việc thay đổi thái độ của cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, xóa bỏ ngay những tồn tại, bất cập hiện nay.

“Doanh nghiệp chúng ta quy mô nhỏ. Trong khi đó, tư duy và hành động của cơ quan trung ương, người xây dựng pháp luật còn rất nặng nề và kìm hãm, quản lý chặt chẽ, vẫn nhũng nhiễu. Do vậy, chúng ta phải thay đổi nhận thức thái độ của cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là khi vẫn còn cơ chế xin – cho, để tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Sau khi tiếp thu, hoàn thiện, Đề án “Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam” sẽ được đưa vào chương trình hành động của Chính phủ, triển khai ngay tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Tạo điều kiện, nguồn lực tối đa để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đó là một trong những nội dung được đưa ra tại hội thảo "Tham vấn cơ chế, chính sách thúc đẩy môi trường pháp lý hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo" do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN tổ chức sáng 12/9 tại TP. Huế. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung năm 2024.

Tạo điều kiện, nguồn lực tối đa để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Quốc hội, việc bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là mở rộng sự lựa chọn của công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời góp phần tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động công chứng, tăng tính cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức công chứng.

Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top