ClockThứ Ba, 25/06/2024 13:22

Cơ hội kết nối và mở rộng thị trường

TTH - Xác định tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN), là cầu nối thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa DN, nhà phân phối và người tiêu dùng, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động XTTM trên địa bàn.

Tận dụng tốt cơ hội từ các FTAKết nối giao thương giúp doanh nghiệp mở rộng thị trườngHỗ trợ doanh nhân nữ mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm

 Du khách tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nón và túi xách chế tác từ lá sen

Quảng bá thương hiệu sản phẩm

Sau nhiều năm tìm hiểu và nghiên cứu về cách nuôi, chăm chim yến và chế biến đặc sản yến sào, năm 2016 Lê Văn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Yến sào xứ Huế Anna, phường An Đông, TP. Huế đầu tư xây dựng các nhà nuôi chim yến và khởi nghiệp thành công với đặc sản yến sào “made in Huế”.

Qua hơn 8 năm gắn bó với đặc sản yến sào, cùng với cơ sở nuôi quy mô tạo ra sản phẩm chất lượng, thông qua các hoạt động XTTM của TP. Huế và các sở, ban ngành, sản phẩm yến sào Anna đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước với sản lượng tiêu thụ ngày càng cao.

“Thông qua các đợt tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh, sản phẩm yến sào của DN được nhiều người dân và du khách biết đến, góp phần khẳng định thương hiệu cũng như gia tăng doanh số bán hàng. Từ cơ sở quy mô nhỏ, đến nay hệ thống nhà chim yến Anna đã đạt được số lượng bầy đàn lên đến 70.000 con”, ông Lê Văn Lộc chia sẻ.

Cùng với sản phẩm yến sào, thông qua công tác XTTM, thời gian qua nhiều đặc sản “made in Huế” đã khẳng định thương hiệu và được nhiều du khách ưa chuộng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, như tinh dầu tràm, mè xửng, trà cung đình, áo dài, sản phẩm từ cỏ bàng, mây tre đan, mộc mỹ nghệ…

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, nằm ở vị trí trung tâm và trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với nhiều danh lam, thắng cảnh, đây chính là tiền đề để TP. Huế đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư đến hợp tác, xây dựng và phát triển thành phố theo hướng bền vững trên nền tảng các giá trị di sản, văn hóa, góp phần chung tay xây dựng TP. Huế trở thành một đô thị năng động, đáng sống, là điểm đến của cả Việt Nam và khu vực. Đồng thời, tăng cường các hoạt động XTTM nhằm quảng bá thương hiệu, mở  rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm và đặc sản Huế.

Kết nối mở rộng thị trường

Năm 2024, hoạt động XTTM được thành phố triển khai với nhiều nội dung, như: tổ chức hoạt động giao thương, giới thiệu, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản, các sản phẩm chủ lực, OCOP của thành phố; tham gia đoàn công tác XTTM trong nước của tỉnh, trong đó đoàn giao thương xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh; khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh phía bắc và phía nam trong quý III/2024 và tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2024, dự kiến tổ chức quý IV/2024. Đồng thời, tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực kinh doanh, mở rộng thị trường, như hỗ trợ các nghề và làng nghề truyền thống Huế nâng cao năng lực quảng bá, tìm kiếm thị trường và phát triển phương thức thương mại điện tử; tổ chức các lớp tập huấn văn minh thương mại và an toàn thực phẩm cho các sơ sở SXKD thuộc lĩnh vực kinh tế…

Để hoạt động XTTM được phổ biến đến người dân và các DN, thời gian tới TP. Huế tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động các cơ sở SXKD tham gia hưởng ứng chương trình tháng bán hàng khuyến mại do UBND tỉnh tổ chức và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở SXKD đăng ký tham gia cấp quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ”, “Con dấu đặc sản Huế” ...

Lãnh đạo TP. Huế nhấn mạnh, việc đẩy mạnh các hoạt động XTTM nhằm hỗ trợ tích cực cho các cơ sở SXKD, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản, các sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực có tiềm năng, thế mạnh của thành phố trong việc nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế; tạo môi trường thuận lợi để kết nối sản xuất với tiêu thụ các sản phẩm đặc sản, chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị. Đồng thời, qua đó tạo điều kiện cho các sản phẩm của thành phố khẳng định vị trí trên thị trường nội địa, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Vốn tín dụng chính sách ưu đãi: Cơ hội thay đổi cuộc đời

Ở thôn An Truyền (xã Phú An, Phú Vang), từ sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng chính sách xã hội huyện, có nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) tưởng chừng phải bỏ học giữa chừng, được “chắp cánh” bằng vốn vay chính sách, tiếp tục học hành. Những gia đình này còn đồng thời được vay vốn phát triển kinh tế, thay đổi cuộc đời.

Vốn tín dụng chính sách ưu đãi Cơ hội thay đổi cuộc đời
Kết nối và sẻ chia

“Chúng tôi luôn cố gắng lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đoàn viên và người lao động". Bà Hồ Thị Đoan Trang, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế cho biết.

Kết nối và sẻ chia

TIN MỚI

Return to top