ClockThứ Sáu, 03/12/2021 11:31

Đến năm 2025, áp dụng quy trình quản lý chất lượng cho 100% sản phẩm chủ lực theo tiêu chuẩn quốc tế

TTH.VN - Đó là mục tiêu hướng đến theo kế hoạch về “Tuyên truyền, vận động sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 – 2025” do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành.

An tâm, an toàn đến nhà máyAn toàn bữa ăn cho công dân trong các khung cách lyLiên minh châu Âu cấm sử dụng chất phụ gia E171 trong thực phẩmAn toàn thực phẩm Tết Trung thuGiải đáp thắc mắc: Có nên sử dụng sữa tăng cân Mass Gainer không?1.000 tình nguyện viên tham gia “Tiếp sức mùa thi”Xuất bản ấn phẩm “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”Nỗ lực vì an toàn thực phẩm

Theo đó, đến năm 2025, phấn đấu đạt 100% cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với sản xuất để bán; 100% cấp huyện xây dựng, nhân rộng mô hình của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đặc thù OCOP.

Đồng thời, áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm cho 100% các sản phẩm chủ lực trên địa bàn theo tiêu chuẩn quốc tế; 100% các cấp Hội cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ tiên tiến vào tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm chất lượng, an toàn. Phổ biến về yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước nhập khẩu nông lâm thủy sản. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm….

Ngoài ra, kế hoạch sẽ triển khai các nội dung khác như: Cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, không phân biệt sản xuất để ăn và sản xuất để bán. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến, nâng cao kiến thức cho Hội viên các cấp Hội. Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn của địa phương.

Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top