ClockThứ Ba, 21/11/2023 10:12

Điểm nhấn của chuỗi dịch vụ logistics trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây

TTH - Cảng Chân Mây là cảng biển nước sâu tự nhiên có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn và nhiều tiềm năng có thể mở rộng, phát triển thành một thương cảng rộng lớn và hiện đại. Việc phát triển cảng Chân Mây, đặc biệt là thu hút các hãng tàu container làm hàng tại cảng là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.

Doanh nghiệp logistics cần điều gì để đẩy nhanh chuyển đổi số?Chú trọng dịch vụ logisticsLogistics xanh - hướng đi mới để phát triển bền vững

Các hãng tàu container đến cảng Chân Mây làm hàng 

Cơ hội cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu

Cảng Chân Mây được hình thành cách đây tròn 20 năm, là cảng nước sâu tự nhiên được quy hoạch thuộc nhóm cảng biển số 2, loại I. Hiện tại, cảng sở hữu hai bến với tổng chiều dài 771m, độ sâu trước bến -12.5m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải đến 50.000 DWT, tàu khách du lịch có chiều dài đến 362m với tổng dung tích 225.282 GRT và tàu container có trọng tải đến 35.000 DWT, 2.600 TEU ra vào làm hàng.

Cùng với độ sâu bến vô cùng thuận lợi, cảng Chân Mây nằm giữa hai đô thị lớn của miền Trung (Huế - Đà Nẵng), cách sân bay Quốc tế Phú Bài 40km, sân bay Quốc tế Đà Nẵng 35km. Đây là cửa ngõ ra Biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với Hành lang Kinh tế Đông - Tây, với cự ly 200km, kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma. Cảng Chân Mây gần như là trung điểm của 3 trung tâm du lịch lớn nhất miền Trung là Huế, Đà Nẵng, Hội An với các di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.

Với những tiềm năng, lợi thế đó, tỉnh Thừa Thiên Huế rất chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với những chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho các nhà đầu tư. Tháng 10/2022, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18 và Nghị quyết số 25 về chính sách ưu đãi cho các hãng tàu và doanh nghiệp có hàng container đi qua cảng Chân Mây. Dự kiến, tổng nguồn chi ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ này khoảng hơn 18 tỷ đồng/năm, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp cảng biển trên địa bàn.

Nhờ sự quan tâm của tỉnh, những năm gần đây, điều kiện khai thác các bến cảng Chân Mây có nhiều thuận lợi. Đặc biệt kể từ năm 2020, đê chắn sóng giai đoạn 1 được khánh thành, tạo điều kiện thuận lợi cho cảng Chân Mây trong hoạt động tiếp nhận khai thác tàu trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Đồng thời, với dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây – giai đoạn 2 đã và đang triển khai, khi hoàn thành có tổng chiều dài 750m sẽ tăng năng lực khai thác hàng hóa, năng lực cạnh tranh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam từ nay đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điểm nhấn trong chuỗi dịch vụ logistics

Theo ông Vũ Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải & Xếp dỡ Hải An (thành phố Hải Phòng), cảng Chân Mây đã không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị để làm hàng container; hỗ trợ khách hàng 24/7 các dịch vụ tại cảng; ưu tiên sắp xếp, bố trí cầu bến cho tàu container vào cầu ngay khi đến cảng và ưu tiên thực hiện chuyển đổi số nhằm cung cấp cho đối tác, khách hàng dịch vụ chất lượng, nhanh chóng, thuận tiện và giản đơn nhất khi đến với cảng Chân Mây.

Công ty cổ phần Vận tải & Xếp dỡ Hải An hiện đang sở hữu đội tàu container chất lượng, khai thác hiệu quả trên tuyến nội địa và nội Á. Hiện nay, đội tàu của Hải An nằm trong top 100 tàu lớn nhất thế giới, cũng là một trong những hãng vận chuyển container nội địa và nội Á uy tín. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên mở tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây với tần suất 1 tuần/chuyến, bắt đầu từ tháng 12 năm 2022.

Ông Lê Chí Phai, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Chân Mây, cho biết, cảng Chân Mây thường xuyên có những giải pháp tiếp nhận tàu hợp lý, bố trí phương án tác nghiệp đã tổ chức bốc xếp hàng hóa với năng suất cao, an toàn.

Cũng theo ông Lê Chí Phai, sau hội nghị xúc tiến đầu tư các hãng tàu container tại cảng Chân Mây được tổ chức thành công vào tháng 10/2022, đã có những doanh nghiệp trong và ngoài nước ký kết hợp đồng và mở tuyến container, hoạt động đều đặn tại cảng Chân Mây. Để tiếp tục mở rộng kết nối với các hãng tàu và doanh nghiệp, Ban quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với Công ty cổ phần Cảng Chân Mây tiếp tục tổ chức hội nghị này vào ngày 24/11 tới để kết nối các doanh nghiệp và hãng tàu container đến cảng Chân Mây trong thời gian tới.

Sau 1 năm triển khai hoạt động khai thác hàng container, cảng Chân Mây đã đạt được một số thành quả nhất định. Đơn vị đã tiếp nhận làm hàng container cho 65 chuyến tàu cập cảng (21 chuyến tàu ngoại, 44 chuyến tàu nội). Công tác triển khai làm hàng diễn ra khá thuận lợi và an toàn.

Nhờ vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều ủng hộ và kỳ vọng cảng Chân Mây sớm triển khai dịch vụ container quốc tế, triển khai dịch vụ trung chuyển Chân Mây đến Cái Mép, mở line định tuyến để rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm thiểu chi phí logistics, tiết kiệm được thời gian, góp phần mang lại sự thành công cho doanh nghiệp. Cảng Chân Mây hiện là một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của miền Trung và Hành lang Kinh tế Đông - Tây, có vai trò quan trọng như một cửa ngõ chính ra Biển Đông cho cả khu vực.

Tiếp bước những thành công trong chặng đường phát triển, cảng Chân Mây tiếp tục nỗ lực xúc tiến triển khai thu hút thành công hàng container qua cảng và sớm kết nối mở line định tuyến, kết nối với các hãng tàu quốc tế. Với những nỗ lực không ngừng trong việc phục vụ khách hàng, cung cấp dịch vụ cảng biển nhanh chóng và thông suốt, cảng Chân Mây là điểm đến lý tưởng cho chủ tàu, chủ hàng, góp phần phát triển dịch vụ logistics cho khu vực miền Trung và cả nước.

Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐỒNG LÂM:
Triển khai chương trình nâng cao hiệu quả logistics

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xây dựng, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đồng Lâm đã cải thiện hệ thống logistics để đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng và hiệu quả.

Triển khai chương trình nâng cao hiệu quả logistics
Điểm nhấn của tuổi trẻ

Vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào cuối tháng 7 vừa qua là minh chứng xác thực nhất cho tinh thần xung kích, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm cùng những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương của tuổi trẻ Hương Thủy trong thời gian qua.

Điểm nhấn của tuổi trẻ
Vòng bảng EURO 2024: Nhiều cung bậc cảm xúc

Vòng đấu bảng EURO 2024 khép lại sau 13 ngày thi đấu, qua đó 16 tấm vé vào vòng 1/8 đã xác định được chủ nhân. Niềm vui dành cho những đội đi tiếp vào vòng sau cùng với đó là nỗi buồn, nuối tiếc của những đội phải dừng cuộc chơi sớm. Và sự bất ngờ - điều làm nên sự hấp dẫn của các kỳ EURO đã được tái hiện ở giải lần này...

Vòng bảng EURO 2024 Nhiều cung bậc cảm xúc
Điểm nhấn & hy vọng làm mới Festival Huế

Kể từ lần đầu diễn ra vào năm 2000, Festival Huế đã đều đặn “đến hẹn lại lên” và xen kẽ giữa năm chẵn Festival Huế là năm lẻ với Festival Nghề truyền thống Huế. Mỗi kỳ Festival Huế đi qua, bên cạnh những ấn tượng vui, đầy lắng đọng về các hoạt động, lễ hội góp phần làm thức dậy và thăng hoa văn hóa truyền thống Huế vẫn là sự băn khoăn về bài toán kinh tế, tính chuyên nghiệp cần có, cũng như yêu cầu tổ chức mang tính công nghệ của sự kiện văn hóa đặc sắc này. Đặc biệt, một câu hỏi lớn: Sau mỗi kỳ festival, Huế sẽ còn gì và lấy gì để phục vụ cho nhu cầu du khách vào ngày thường?

Điểm nhấn  hy vọng làm mới Festival Huế
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

TIN MỚI

Return to top