ClockThứ Năm, 16/03/2023 14:14

Khai thác thế mạnh làng nghề

TTH - Là địa phương có nhiều nghề và làng nghề truyền thống (LNTT) nên cùng với việc khôi phục và bảo tồn, các cơ sở trên địa bàn đã liên kết, phát triển các tour du lịch tham quan, trải nghiệm nhằm khai thác thế mạnh tại các làng nghề.

Tranh làng Sình - Nét đẹp tâm linh nơi vùng đất Cố Đô“Săn shark” từ giá trị truyền thống

leftcenterrightdel
Thao diễn nghề hoa giấy Thanh Tiên 

Nằm trên trục đường Huyền Trân Công Chúa, cách trung tâm TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam là làng hương lớn nhất xứ Huế - làng hương Thủy Xuân, nổi tiếng với nghề làm hương trầm tồn tại từ hàng trăm năm nay. Với lợi thế nằm trên tuyến đường tham quan du lịch lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh nên lâu nay, làng hương thu hút khá đông du khách đến tham quan, khám phá các công đoạn làm hương bằng thủ công, mua sắm hàng lưu niệm - quà tặng và đặc biệt là dịch vụ thuê áo dài cổ phục chụp ảnh lưu niệm.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, chủ Cơ sở Vi & Mi ở 72 Huyền Trần Công Chúa cho hay: “Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên 2 năm 2020, 2021 số lượng khách du lịch đến Huế giảm, làng hương Thủy Xuân cũng trở nên trầm lắng, vắng khách. Để thu hút và đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như người dân Huế, đầu năm 2022 cơ sở đầu tư hơn 200 triệu đồng nâng cấp cơ sở, trang bị áo dài cổ phục, trang trí cửa hàng và mở thêm dịch vụ cho thuê áo dài chụp ảnh lưu niệm. Nhờ vậy nên số lượng khách đến với làng hương ngày càng đông, đặc biệt là khách du lịch trong nước, người dân trong tỉnh tìm đến để thực hiện những bộ ảnh áo dài cổ phục”.

Theo chị Hương, hiện giá thuê áo dài cổ phục 50 ngàn đồng/áo/lần chụp ảnh tại chỗ và 100 ngàn đồng/lần khi ra khỏi quầy; áo dài Nhật Bình 100 ngàn đồng/áo chụp ảnh tại chỗ và 200 ngàn khi ra khỏi quầy. Vào ngày cao điểm đông khách, cơ sở cho thuê khoảng 50 chiếc áo dài, đồng thời thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan, mua sắm. Hiện, trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa có khoảng 30 cơ sở làm dịch vụ phục vụ khách nên tạo nên một tuyến đường đồng bộ, rực rỡ sắc màu.

Cùng với làng hương Thủy Xuân, hiện trên địa bàn TP. Huế có khoảng 20 nghề và LNTT, như bánh ướt Lựu Bảo (Hương Hồ), hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình (Phú Mậu), bèo nậm lọc Đức Bưu (Hương Sơ), làng nón Phú Cam (Phước Vĩnh), nước mắm Thuận An… Không chỉ phát triển về quy mô, nhiều cơ sở tư nhân đã tự nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu du khách để hình thành điểm đến nhằm thu hút khách du lịch.

Theo nghệ nhân hoa giấy Thanh Tiên, ông Thân Văn Huy, thời gian qua nhiều làng nghề đã đưa vào khai thác du lịch nhờ tính độc đáo, mang đậm nét giá trị truyền thống, văn hóa bản địa, khiến du khách luôn cảm thấy sự khác biệt khi có dịp đến tham quan, tìm hiểu. Không những thế, các sản phẩm du lịch làng nghề cũng được các địa phương khai và nghệ nhân thác theo hướng “du lịch xanh” để đạt “mục tiêu kép” vừa gìn giữ môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân làng nghề, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần hướng tới “kinh tế xanh,” phát triển du lịch bền vững.

Qua đó, nhiều điểm đến là các làng nghề hoặc các cơ sở sản xuất nghề truyền thống được các doanh nghiệp lữ hành uy tín thiết kế, phối hợp với địa phương, cơ sở sản xuất đưa vào khai thác trong các chương trình tour như: làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, hương trầm Thuỷ Xuân, thêu Thuận Lộc, đúc đồng Phường Đúc…

Ông Huy đề xuất, để phát triển du lịch làng nghề, TP. Huế nên đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối các làng nghề, bố trí quỹ đất đầu tư bãi đỗ xe cho khách du lịch và đầu tư trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề ở trung tâm thành phố để tạo điều kiện cho các cơ sở trưng bày, phục vụ khách.

Bài, ảnh: Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top