ClockThứ Tư, 01/03/2023 15:29

Tranh làng Sình - Nét đẹp tâm linh nơi vùng đất Cố Đô

TTH - Trong dòng chảy của nền văn hóa Việt, tranh làng Sình ngày nay vẫn còn được gìn giữ và phát huy những tinh hoa của làng nghề truyền thống.

Lịch treo tường từ tranh làng SìnhTrải nghiệm văn hóa lịch sử bằng công nghệ XRThưởng ngoạn cảnh đẹp từ toa tàu

leftcenterrightdel
Sắp xếp các loại tranh phục vụ du khách tham quan 

Ấn tượng

Ban đầu khi mới xuất hiện, tranh làng Sình thường được sản xuất để phục vụ nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng, cầu an lành cho một năm mưa thuận gió hòa. Trải qua nhiều thế kỷ, chứng kiến bao thay đổi, tranh làng Sình ngày nay còn được sử dụng rộng rãi hơn để chơi tết, làm quà biếu tặng, trang trí ở nhiều lễ hội truyền thống. Mặc dù không được ưa chuộng nhiều so với những dòng tranh khác, nhưng tranh làng Sình đang có những thay đổi mới mẻ, phù hợp hơn với thị hiếu của thị trường.

Tranh làng Sình gồm hơn 50 đề tài, với 3 nhóm chủ đề chính là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật. Khi làm ra một bức tranh, bản khắc gỗ chỉ giữ vai trò làm khuôn và in màu chính. Những màu sắc còn lại được nghệ nhân vẽ thủ công. Chính vì thế không có bức tranh nào giống nhau. Nét độc đáo của tranh dân gian làng Sình là ở màu sắc, mỗi bức tranh mang một nét riêng, gắn liền với cảm xúc của nghệ nhân trong quá trình làm tranh. Tranh làng Sình có đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen… Ngày trước, các màu này đều được chế từ cây cỏ, hoặc các thứ gần gũi trong cuộc sống thường nhật.

Tấm lòng của người làm tranh

Nghề làm tranh ở làng Sình ngày nay không còn phổ biến rộng rãi khắp làng như trước, nhưng không vì vậy mà nó không còn giá trị. Ở làng, vẫn có những gia đình có nguồn thu nhập chính từ nghề tranh. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước chính là người giữ lửa cho làng nghề tiếp tục phát triển và là cầu nối để người dân trong làng tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông.

Ông là người đã sáng tạo ra nhiều mẫu mới nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân và làm phong phú hơn cho các mẫu tranh làng Sình. Cụ thể, năm 2000, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đã cho ra thể loại trang trí in trên giấy dó được quét điệp, phản ánh các sinh hoạt của đời sống và sản xuất như cày ruộng, cấy lúa, thu hoạch; các trò chơi dân gian như kéo co, bài chòi, bịt mắt, vật, bộ lịch 12 con giáp…

Năm nay 70 tuổi, nhưng nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đã có hơn 60 năm gắn bó với nghề tranh làng Sình. Sản phẩm của ông nổi tiếng trong làng và được trưng bày tại các hội chợ triển lãm tranh dân gian và các kỳ Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế. Theo nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, nghề in tranh Sình không khó cũng không dễ. Đây là loại tranh thờ cúng nên cần cái tâm của người làm tranh. Do vậy, tranh làng Sình không phải là loại tranh độc bản, tùy thuộc vào khả năng cảm thụ màu sắc, kỹ năng vẽ tay và cảm xúc của nghệ nhân sẽ cho ra dị bản khác nhau.

Ông cũng chia sẻ, để tranh đến được nhiều nơi, bản thân ông cũng như những người làm tranh trong làng phải có những thay đổi để làm mới hình ảnh tranh làng Sình. Để công chúng đón nhận nét độc đáo cũng như riêng biệt mà chỉ có dòng tranh này đem lại, những nội dung như trò chơi dân gian, phong cảnh cũng được ông đưa vào tranh và được nhiều du khách yêu thích. Bên cạnh đó, ông đã nghĩ ra cách làm ống tre rồi cuộn tranh cho vào bên trong, giúp giữ tranh được lâu và cũng làm sản phẩm du lịch thêm hấp dẫn, du khách dễ dàng mang tranh đi xa.

Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước chia sẻ, sắp tới ông cùng những người làm tranh khác trong làng sẽ hoàn thiện các sản phẩm cuối cùng để chuẩn bị cho kỳ Festival Nghề truyền thống Huế 2023. Sự trở lại lần này hứa hẹn đem đến nhiều tác phẩm mới độc đáo cũng như mang đến nhiều hình ảnh mới lạ, đặc biệt hơn.

Bài, ảnh: Ái Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương sắc Cố đô

Từ ngày bén duyên với công nghệ ướp hoa tươi thành hoa tươi bất tử, tình yêu hoa của chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) càng được chắp cánh. Ngày đêm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, cô gái trẻ đã sáng tạo ra những sản phẩm hoa tươi bất tử xinh xắn, độc bản từ những cánh đồng hoa.

Hương sắc Cố đô
Du hành Cố đô qua Logo

Cuối thu, khi bắt đầu làm việc trực tuyến với các lớp thiết kế đồ họa logo, tôi nhận ra một nhóm sinh viên (SV) chọn làm đề tài về Huế. Và chúng tôi cùng nhau vỡ vạc, đồng hành.

Du hành Cố đô qua Logo
Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi trong dịp Tết

Chiều 5/2, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, Bộ vừa có văn bản đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tín ngưỡng bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.

Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi trong dịp Tết
“Thời và vận mới của một Cố đô”

Đây là một viễn kiến về Thừa Thiên Huế được TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn bàn đến trong cuốn “Nhận diện đô thị Việt Nam đương đại: Câu chuyện quy hoạch - kiến trúc”. Sách vừa được Phanbook và NXB Dân Trí liên kết ấn hành năm 2023.

“Thời và vận mới của một Cố đô”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top