ClockThứ Năm, 18/11/2021 11:34

Lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

TTH.VN - Theo kế hoạch vừa được UBND tỉnh ban hành, việc triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 nhằm tiếp tục lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển CNNT đến năm 2025.

Xây dựng sản phẩm OCOP nước mắm Phú DiênThành lập cửa hàng kết nối và tiêu thụ nông sản6 tiêu chí lựa chọn sản phẩm và hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lựcNâng sao, tăng lượng sản phẩm OCOP“Cứu cánh” cho gạo OCOPTạo sức bật cho kinh tế nông thôn từ chương trình OCOPKhởi nghiệp với cây dược liệu bản địaXây dựng chuỗi cửa hàng cho sản phẩm OCOP

Vùng nguyên liệu sản xuất phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn tiếp tục được tỉnh hỗ trợ phát triển tại các làng nghề. Ảnh tư liệu.

Kế hoạch triển khai đầu tư phát triển hạ tầng thuật cụm công nghiệp (CCN), làng nghề. Cụ thể, thực hiện hoàn thành công tác tích hợp phương án phát triển CCN giai đoạn 2021- 2030 vào Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh giai đoạn 2021- 2030; tiếp tục triển khai hoàn thiện công tác thành lập, lập quy hoạch chi tiết các CCN theo phương án phát triển CCN giai đoạn 2021- 2030; tăng cường, đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về CCN lên hệ thống GIS Công Thương để phục vụ công tác quản lý, thu hút đầu tư...

Cùng với đó, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách để hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm CNNT.

Đối với phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất CNNT, tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu; nâng cao năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các làng nghề; tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu dược liệu theo Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”…

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
“Bệ đỡ” thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn

Hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc; ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất; hỗ trợ tìm kiếm thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu… là những việc làm thường xuyên của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh trong thời gian gần đây, không ngoài mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa CNNT.

“Bệ đỡ” thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top