ClockThứ Tư, 04/12/2019 10:08

Xuất khẩu dệt may 2019 “chạm ngưỡng” 40 tỷ USD

Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD, kém 1 tỷ USD so với mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD đặt ra từ đầu năm.

Xuất khẩu những tháng cuối năm khó đạt mức tăng mạnhAnh tổn thất ít nhất 16 tỷ USD nếu Brexit không thỏa thuận xảy raTháo 'điểm nghẽn' trong quá trình chuẩn hóaViệt Nam lọt top các nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giớiNgành dệt may tăng cường liên kết để tận dụng cơ hội từ EVFTA

“Dù chịu sự tác động rất lớn do suy giảm kinh tế thế giới và xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc, năm 2019, ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD”, thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết tại buổi họp báo của Vitas về Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập và Hội nghị Tổng kết 2019 ngày 2/12 tại Hà Nội.

Số liệu từ Vitas cho thấy, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Kết quả này kém 1 tỷ USD so với mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD đặt ra từ đầu năm. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu dệt may cả năm ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21%. Giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 19,26 tỷ USD, tăng 4,96%. Giá trị nội địa tăng thêm (thặng dư thương mại) của hàng hóa dệt may xuất khẩu đạt 19,73 tỷ USD, tăng 10,19%; xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD.

Trong 20 năm qua, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận những dấu mốc ấn tượng.

Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38,97%; EU đạt 4,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,9%...

Ông Giang chia sẻ, năm 2019 đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Vitas trong công tác vận động chính sách, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phản ánh, đề xuất tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, thuế, hoàn thuế, góp ý sửa đổi Bộ Luật Lao động… gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

“Vitas cũng đã đóng góp nhiều ý kiến cho bản Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2020-2030 của Bộ Công Thương; những hoạt động xúc tiến thương mại có chiều sâu nhằm đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào chuỗi hệ thống bán lẻ trong nước, ngoài nước được triển khai tốt”, ông Giang nói.

Năm 2019 là dấu mốc quan trọng đánh dấu 20 năm thành lập Vitas. Nhìn nhận cả về chặng đường dài phát triển, vị Chủ tịch Vitas khẳng định, trong 20 năm qua, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận những dấu mốc ấn tượng. Từ chỗ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đến nay dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.

Sản phẩm dệt may phục vụ thị trường trong nước trong 20 năm qua đã tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Thặng dự thương mại năm 2019 đạt 17,7 tỷ USD, tăng 106,5 lần so với 185 triệu USD của năm 1999.

“Với lực lượng lao động khoảng 3 triệu người, dệt may là ngành thu dụng lao động lớn nhất trong các ngành công nghiệp cả nước, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, tăng thu ngân sách cho nhà nước, các địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, ông Giang đánh giá.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD

TIN MỚI

Return to top