ClockThứ Hai, 16/05/2022 08:58

CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022

Sức ép lạm phát tiếp tục tăng và kéo dài trong năm 2022 bởi giá năng lượng, lương thực, thực phẩm tăng cao; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể kéo dài... có thể đẩy giá cả tăng cao.

Tập trung nguồn lực thu hút đầu tư, tiếp tục cải thiện chỉ số PCIKinh tế dần trở lại quỹ đạo tăng trưởngCPI tháng 3 tăng 0,7% chủ yếu do giá xăng dầu và gas ‘leo thang'Số doanh nghiệp gia nhập và quay lại thị trường tăng 46,2%

Người dân mua sắm tại siêu thị Winmart. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tiến sỹ Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, lạm phát đã và đang đe dọa rất nhiều nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn có liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine như EU, Mỹ, Anh..., khi mà lạm phát đã đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nếu so sánh với các nước này, thì lạm phát ở Việt Nam hiện nay vẫn "rất ổn."

Cụ thể, CPI 4 tháng đầu năm nay tăng 2,1%, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (4 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 0,89%), nhưng vẫn là mức tăng thấp so với giai đoạn 2017-2020 (CPI 4 tháng đầu năm 2017 tăng 4,8% và 4 tháng đầu năm 2020 tăng 4,9%).

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, nền kinh tế còn nhiều biến động, nên CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4%.

Tiến sỹ Trần Toàn Thắng cho biết, sau khi được giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu giảm được vài lần, nhưng sau đó tăng liên tục.

Trong tháng 4/2021, giá xăng dầu giảm 2 lần và chỉ tăng 1 lần, nhưng CPI vẫn tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2021 do có tới 9/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá.

Giá xăng dầu tăng liên tục trong 3 lần điều chỉnh gần đây chắc chắn tác động rất lớn tới việc kiểm soát CPI. Nhìn vào CPI tháng 4/2021, có thể thấy rất rõ điều này: nhóm giao thông tăng tới 16,59% so với cùng kỳ năm 2021, làm CPI chung tăng 1,6 điểm phần trăm.

Hiện, giá bán lẻ xăng E5 đã lên đến 28.950 đồng/lít và xăng RON 95 đã áp sát 30.000 đồng/lít, là sự đe dọa tới việc kiểm soát lạm phát, nhất là đặt trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, EU và các nước phương Tây tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế ngày càng nặng nề với Nga.

Cùng với đó, là chính sách "zero COVID-19" của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc vẫn là công xưởng của thế giới, khi công xưởng tạm ngừng hoạt động, ngay lập tức, thị trường sẽ thiếu hàng hóa và giá hàng hóa sẽ tăng lên.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường cung cấp nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu đầu vào chủ yếu cho hoạt động sản xuất của nước ta. Đầu vào gặp khó không chỉ khiến giá cả tăng lên, mà còn tác động đến cả tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi hoạt động chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tiến sỹ Trần Toàn Thắng nhận định, sức ép lạm phát tiếp tục tăng và kéo dài trong năm 2022 bởi giá năng lượng, lương thực, thực phẩm tăng cao; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể kéo dài; các chính sách hỗ trợ như giảm thuế, phí… hết hiệu lực dẫn đến giá cả tăng trở lại; sự xuất hiện của các biến chủng virus Corona làm gia tăng mất cân bằng cung-cầu và đẩy giá lên cao…

Trong bối cảnh này, nền kinh tế đang phát triển và có mối quan hệ rất sâu rộng với Trung Quốc như Việt Nam, nếu giữ được lạm phát khoảng 4% đã là thành công rất đáng ghi nhận.

Để kiềm chế đà tăng giá của giá xăng dầu, theo ông Thắng, hiện có 4 sắc thuế đánh vào mặt hàng xăng dầu, Việt Nam mới chỉ giảm 50% thuế suất thuế bảo vệ môi trường. Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu giảm các sắc thuế còn lại như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng như nhiều nước đã thực hiện. Còn việc trợ giá cho người tiêu dùng là khó, vì chưa có tiền lệ.

"Giải pháp tối ưu là giảm thuế nhập khẩu và xem xét giảm phí giao thông đường bộ bằng việc kéo dài thời gian hoàn vốn đối với các dự án BOT. Chi phí giao thông giảm sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động khác giảm được chi phí, kéo lùi tốc độ tăng CPI," ông Thắng nhận định.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top