ClockThứ Hai, 30/03/2020 13:45

“Cứu cánh” thoát nghèo cho nông dân

TTH - Đến nay, tổng dư nợ cho vay theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt QĐ 2085) ở A Lưới hơn 18,3 tỷ đồng, với 405 hộ còn dư nợ, doanh số thu nợ gần 1,4 tỷ đồng.

Thoát nghèo từ vốn tín dụng chính sáchThoát nghèo nhờ mướp đắng trái vụ

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, chị Hồ Thị Nhép (thôn A Tia 1, xã Hồng Kim) phát triển sản xuất, ổn định kinh tế gia đình

Thay đổi sinh kế

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới, sau hơn 2 năm thực hiện cho vay theo QĐ 2085, kinh tế của nhiều hộ dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện A Lưới từng bước chuyển dịch tích cực, sinh kế của đồng bào ngày càng đổi thay, cuộc sống từng bước cải thiện.

Được sự hỗ trợ của UBND xã Hồng Kim, gia đình anh Hồ Văn Thân ở thôn A Tia 1 tiếp cận được vốn vay theo QĐ 2085 với số tiền 50 triệu đồng. Anh Thân đầu tư mua bò giống và chăn nuôi gà. Đến nay, gia đình anh có 5 con bò sinh sản; hơn 200 con gà thả đồi, đem lại doanh thu gần 1 trăm triệu đồng mỗi năm. Từ nguồn vốn “xoay vòng” nhiều năm, anh còn đầu tư chuồng trại, ao vườn để thả cá.

“So với việc làm nương rẫy, ổn định chăn nuôi là ước mơ của gia đình tôi”, anh Thân bộc bạch.

Là một trong những hộ đầu tiên được vay vốn theo QĐ 2085, chị Hồ Thị Nhép (thôn A Tia 1) cho biết, năm 2018 gia đình chị được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện A Lưới thông qua Hội LHPN xã Hồng Kim.

Chị Nhép đã mua 3 con bò giống và 4 con dê để phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian chăm bẵm, từ 3 con bò ban đầu, đến nay gia đình chị đã có 6 con, với 7 con dê hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập khá và ổn định.

“Từ khi vốn vay hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai, bà con ở Hồng Kim hưởng ứngtích cực. Nếu không có vốn vay ưu đãi, gia đình tôi không thể có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất như hiện nay”, chị Nhép phấn khởi.

Theo UBND xã Hồng Kim, ngoài gia đình chị Hồ Thị Nhép, địa phương này còn có hàng chục hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhờ nguồn vốn vay theo QĐ 2085 đã từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Ngăn chặn tín dụng đen

Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới, qua hơn 2 năm triển khai cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ 2085, chương trình tín dụng góp phần giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện A Lưới phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo hiệu quả.

Ông Lê Quang Thắng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới cho rằng, ngoài việc đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để đầu tư làm ăn, điều quan trọng là đã từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ quản lý vốn để dần thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình, góp phần ngăn chặn tín dụng đen vốn đang khá phổ biến ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Với nguồn vốn ưu đãi, sử dụng hiệu quả góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện A Lưới từ 24,99% (năm 2017) xuống còn 18,5% (cuối năm 2019).

Đây là “bước đệm” cho các địa phương trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Từ năm 2018 đến nay, thông qua chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ 2058 đã giúp cho 407 lượt hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới vay vốn với số tiền hơn 19,7 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh, phát triển các mô hình kinh tế…

Bài, ảnh: Hà Nguyên - Kim Quang

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ông giảm nghèo” ở Hương Vân

Là cán bộ đầy nhiệt huyết trong công tác giúp dân thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống, ông Trần Công Thuyên, công chức Văn hóa Xã hội ở phường Hương Vân (TX. Hương Trà) được bà con địa phương thương mến gọi với cái tên... “ông giảm nghèo”.

“Ông giảm nghèo” ở Hương Vân
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Return to top